Cách kết nối máy in mã vạch với máy tính qua USB, LAN

Kết nối máy in mã vạch với máy tính thành công sẽ giúp bạn in ấn tem nhãn một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách kết nối máy in mã vạch với máy tính qua cổng USB và LAN, đảm bảo bạn có thể tự thực hiện một cách đơn giản, kể cả khi bạn không có nhiều kiến thức về kỹ thuật.

Hiện nay máy in mã vạch kết nối với máy tính phổ biến qua cổng USB và LAN/Ethernet.

Để kết nối máy in tem mã vạch với máy tính qua cổng USB, bạn cần chuẩn bị thiết bị, kết nối phần cứng, cài đặt trình điều khiển (Driver) và kiểm tra kết nối để đảm bảo quá trình in ấn diễn ra thuận lợi.

Để kết nối máy in tem mã vạch với máy tính qua cổng LAN/Ethernet, cần chuẩn bị thiết bị, kết nối phần cứng, cấu hình địa chỉ IP, cài đặt trình điều khiển và kiểm tra kết nối để máy in có thể in ấn tem nhãn từ nhiều máy tính trong cùng mạng.

Hướng dẫn cách kết nối máy in mã vạch với máy tính qua USB, LAN

Hướng dẫn cách kết nối máy in mã vạch với máy tính qua USB, LAN

Hướng dẫn kết nối máy in tem mã vạch với máy tính qua cổng USB

Việc kết nối máy in tem mã vạch qua USB là một quy trình cần thiết để in ấn thông tin trực tiếp từ máy tính. Quá trình kết nối này bao gồm chuẩn bị thiết bị, kết nối phần cứng, cài đặt phần mềm điều khiển, và kiểm tra hoạt động.

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu kết nối, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các thiết bị cần thiết đều sẵn sàng, gồm: máy in, cáp USB, máy tính.

Kiểm tra máy in mã vạch

Xác định vị trí cổng USB trên máy in mã vạch. Thông thường, nó nằm ở mặt sau của máy in.

Xác định vị trí cổng USB Type-B trên máy in mã vạch

Xác định vị trí cổng USB Type-B trên máy in mã vạch

Đảm bảo máy in mã vạch vào điện, kiểm tra bằng cách bật nút nguồn nếu đèn led máy sáng tức máy đã vào điện.

Kiểm tra máy in mã vạch trước khi kết nối với máy tính

Kiểm tra máy in mã vạch trước khi kết nối với máy tính

Chuẩn bị cáp USB

Cáp USB thường được đi kèm cùng máy bên trong thùng khi mua hàng. Hãy kiểm tra thùng hàng cẩn thận và liên hệ với đơn vị cung cấp nếu không có đủ dây cáp.

Dây cáp USB sẽ có 2 đầu gồm 1 đầu USB hình vuông (Type-B - kết nối với máy in) và 1 đầu USB hình chữ nhật (Type-A - kết nối với máy tính).

Chuẩn bị dây cáp USB 2 đầu (Type-A, Type-B)

Chuẩn bị dây cáp USB 2 đầu (Type-A, Type-B)

Chuẩn bị máy tính

Đảm bảo máy tính của bạn đang hoạt động và có cổng USB trống.

Hãy xác định hệ điều hành máy tính của bạn đang dùng (Windows hay MacOs) để có thể tải trình điều khiển (Driver) máy in cho chính xác.

Chuẩn bị máy tính có cổng USB để kết nối với máy in mã vạch

Chuẩn bị máy tính có cổng USB để kết nối với máy in mã vạch

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng 3 vấn đề kể trên hãy tiến hành kết nối phần cứng như sau.

Bước 2: Kết nối phần cứng

Sau khi chuẩn bị xong, bạn tiến hành kết nối phần cứng.

Cắm đầu Type-B của cáp USB vào cổng USB trên máy in mã vạch.

Cắm đầu Type-A của cáp USB vào cổng USB trống trên máy tính.

Kết nối lần lượt cổng USB vào máy in và máy tính

Kết nối lần lượt cổng USB vào máy in và máy tính

Kiểm tra máy tính đã nhận máy in hay chưa bằng cách vào Control Panel > Hardware and Sound > Views Devices and Printers. Nếu ở mục “Unspecified” xuất hiện tên model máy in đang cắm vào máy tính chứng minh quá trình nhận diện thành công. Nếu không có thì cần rút dây và cắm lại.

Máy tính đã nhận máy in mã vạch khi kết nối phần cứng

Máy tính đã nhận máy in mã vạch khi kết nối phần cứng

Sau khi kết nối phần cứng cần cài đặt “ngôn ngữ” giao tiếp cho hai thiết bị bằng Driver.

Bước 3: Cài đặt trình điều khiển (Driver)

Cài đặt trình điều khiển là bước quan trọng để máy tính nhận diện và giao tiếp với máy in.

Truy cập link và tải Driver của thương hiệu máy in mã vạch bạn đang kết nối với máy tính.

Driver máy in mã vạch

Click chuột phải vào file mới tải về, chọn “Run as administrator”.

Tích vào “I accept the terms in the license agreement” và chọn “Next”.

Khởi chạy phần mềm và đồng ý với điều khoản

Khởi chạy phần mềm và đồng ý với điều khoản

Chọn “Next” tại cửa sổ Installation Directory

Xác định ổ đĩa lưu phần mềm

Xác định ổ đĩa lưu phần mềm

​​​​​​​Tại cửa sổ Installation Information hãy:

TíchRun Driver Wizard after unpacking drivers” để cài đặt Driver

Tích hoặc không tích vào “Read installation instruction” để đọc hướng dẫn cài đặt Driver

​​​​​​​Rồi bấm “Finish”. Nếu bạn tích vào ô thứ hai sẽ có hướng dẫn hiện lên.

Chạy Driver Wizard sau khi giải nén Driver

Chạy Driver Wizard sau khi giải nén Driver

Sau khi kết thúc cài đặt Driver người dùng cần cài đặt Seagull Driver Wizard. Tab này đã được bật lên bên dưới thanh điều hướng của máy tính, chỉ cần click chuột trái vào và bắt đầu quá trình cài đặt.

​​​​​​​Tại cửa sổ “Seagull Driver Wizard”, tích vào “Install printer drivers”, chọn “Next”.

Cài đặt Seagull Driver Wizard

Cài đặt Seagull Driver Wizard

​​​​​​​Giữ nguyên tích ở “Install a driver for a Plug and Play printer” và chọn “Next

Cài đặt trình điều khiển cho máy in Plug and Play

Cài đặt trình điều khiển cho máy in Plug and Play

​​​​​​​Tích chọn “Do not share this printer” và chọn “Next

Không chia sẻ máy in

Không chia sẻ máy in

​​​​​​​Chọn “Finish” để kết thúc khâu cài Driver.

Kết thúc quá trình thiết lập, cài đặt Driver máy in

Kết thúc quá trình thiết lập, cài đặt Driver máy in

Driver máy in mã vạch đang được cài đặt

Driver máy in mã vạch đang được cài đặt

Hoàn thành cài đặt Driver máy in mã vạch

Hoàn thành cài đặt Driver máy in mã vạch

​​​​​​​Cuối cùng chọn “Close” để kết thúc.

Bước 4: Kiểm tra kết nối

Sau khi cài đặt trình điều khiển, bạn cần kiểm tra kết nối và in thử nghiệm.

​​​​​​​Lắp đặt giấy mực cho máy in mã vạch.

​​​​​​​Vào Control Panel > Views Devices and Printers.

​​​​​​​Chuột phải vào driver vừa cài đặt, chọn “Printer properties”, chọn tab “General” rồi click vào “Print Test Page”.

In test kiểm tra kết nối thành công hay chưa

In test kiểm tra kết nối thành công hay chưa

Hướng dẫn kết nối máy in tem mã vạch với máy tính qua cổng LAN/Ethernet

Kết nối máy in tem mã vạch qua LAN/Ethernet cho phép nhiều máy tính trong cùng mạng in ấn tem nhãn mà không cần kết nối trực tiếp. Quy trình này bao gồm chuẩn bị thiết bị, kết nối phần cứng, cấu hình địa chỉ IP, cài đặt trình điều khiển, và kiểm tra kết nối.

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết.

Kiểm tra máy in mã vạch

Xác định vị trí cổng LAN/Ethernet trên máy in mã vạch. Thông thường, nó nằm ở mặt sau của máy in.

Xác định vị trí cổng LAN/Ethernet trên máy in mã vạch

Xác định vị trí cổng LAN/Ethernet trên máy in mã vạch

Đảm bảo máy in đã được cắm điện và bật nguồn. Kiểm tra bằng cách bật nút nguồn nếu đèn led máy sáng tức máy đã vào điện.

Kiểm tra máy in mã vạch trước khi kết nối với máy tính

Kiểm tra máy in mã vạch trước khi kết nối với máy tính

Chuẩn bị cáp LAN/Ethernet

Sử dụng cáp LAN/Ethernet (cáp mạng) để kết nối máy in với mạng LAN.

Chuẩn bị dây cáp LAN/Ethernet

Chuẩn bị dây cáp LAN/Ethernet

Chuẩn bị mạng LAN

Đảm bảo mạng LAN của bạn đang hoạt động bình thường và router/switch mạng có cổng Ethernet trống.

Nếu mạng LAN sử dụng DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy in sẽ tự động nhận địa chỉ IP. Nếu không, bạn cần gán địa chỉ IP tĩnh cho máy in. Điều này đảm bảo máy in luôn có địa chỉ IP cố định.

Chuẩn bị máy tính

Đảm bảo máy tính của bạn đang kết nối với cùng mạng LAN với máy in.

Hãy xác định hệ điều hành máy tính của bạn đang dùng (Windows hay MacOs) để có thể tải trình điều khiển (Driver) máy in cho chính xác.

Bước 2: Kết nối phần cứng

Cắm một đầu cáp LAN/Ethernet vào cổng LAN/Ethernet trên máy in mã vạch.

Cắm đầu còn lại của cáp Ethernet vào cổng LAN trên router hoặc switch mạng (Thông thường đầu này đã được kết nối và kéo đến các phòng ban tương ứng nên không cần thực hiện).

Kết nối cổng LAN/Ethernet vào máy in mã vạch

Kết nối cổng LAN/Ethernet vào máy in mã vạch

Khi cắm cổng LAN vào máy in, nếu có đèn led nhấp nháy bên trong là thành công.

Bước 3: Kiểm tra IP máy in

Cấu hình địa chỉ IP là bước quan trọng để máy in giao tiếp với mạng LAN.

In IP động của máy in mã vạch

Lắp giấy và mực in vào bên trong máy in mã vạch.

In test địa chỉ IP của máy bằng các thao tác sau (ở RING 408PEI+):

Tắt nguồn máy in.

Một tay giữ nút FEED và một tay bật nguồn. Tiếp tục giữ nút đến khi đèn ở Status nháy vàng, có âm báo lần thứ 2 thì thả tay.

In thông số IP động của máy in mã vạch

In thông số IP động của máy in mã vạch

Lúc này máy in sẽ in các thông số bao gồm IP, subnet mask và gateway

Đọc IP động của máy in mã vạch

Đọc IP động của máy in mã vạch

Bạn có thể thấy dòng IP 192.168.1.33 (DHCP_100MF). Đây là IP động mà máy tự nhận khi được cắm cổng LAN.

Để kiểm tra IP máy in có màn hình LCD người dùng có thể thực hiện trong phần menu của thiết bị ngay trên thiết bị mà không cần ấn phím như trên. Mỗi một thương hiệu sẽ có giao diện khác nhau.

Gán địa chỉ IP tĩnh (nếu cần)

Router sẽ đổi địa IP (DHCP) nếu máy in tắt, hoặc router xảy ra lỗi bị reset lại. Do đó, người dùng có thể gán địa chỉ IP tĩnh cho máy in.

Đối với máy in để bàn, để gán địa chỉ IP tĩnh bạn cần thông qua tool setup của nhà sản xuất

Đối với máy in công nghiệp có thể cài đặt IP tĩnh trực tiếp trên máy thông qua thao tác trên màn hình LCD.

Địa chỉ IP, sub-mask và gateway trên con tem vừa in ở bước trên sẽ cần thiết cho quá trình gán IP tĩnh.

Đối với mỗi thương hiệu máy in mã vạch khác nhau sẽ có cách gán địa chỉ IP tĩnh tương ứng mà người dùng có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp để được hỗ trợ.

Bước 4: Cài đặt trình điều khiển (Driver)

Nếu máy in của bạn chưa có Driver hãy thực hiện theo các bước sau:

Truy cập link và tải Driver của thương hiệu máy in mã vạch bạn đang kết nối với máy tính.

Driver máy in mã vạch

Click chuột phải vào file mới tải về, chọn “Run as administrator”.

Tích vào “I accept the terms in the license agreement” và chọn “Next”.

Khởi chạy phần mềm và đồng ý với điều khoản

Khởi chạy phần mềm và đồng ý với điều khoản

Chọn “Next” tại cửa sổ Installation Directory

Xác định ổ đĩa lưu phần mềm

Xác định ổ đĩa lưu phần mềm

Tại cửa sổ Installation Information hãy:

Tích “Run Driver Wizard after unpacking drivers” để cài đặt Driver

Tích hoặc không tích vào “Read installation instruction” để đọc hướng dẫn cài đặt Driver

Rồi bấm “Finish”. Nếu bạn tích vào ô thứ hai sẽ có hướng dẫn hiện lên.

Chạy Driver Wizard sau khi giải nén Driver

Chạy Driver Wizard sau khi giải nén Driver

Sau khi kết thúc cài đặt Driver người dùng cần cài đặt Seagull Driver Wizard. Tab này đã được bật lên bên dưới thanh điều hướng của máy tính, chỉ cần click chuột trái vào và bắt đầu quá trình cài đặt.

Tại cửa sổ “Seagull Driver Wizard”, tích vào “Install printer drivers”, chọn “Next”.

Cài đặt Seagull Driver Wizard

Cài đặt Seagull Driver Wizard

Tick vào ô “Network (Ethernet or Wifi)” rồi chọn “Next”.

Chọn cài đặt kết nối Network (Ethernet or Wifi)

Chọn cài đặt kết nối Network (Ethernet or Wifi)

Chọn tên model máy in mã vạch đang kết nối (RING 408PEI+) rồi chọn “Next”.

Chọn model máy in mã vạch cần cài đặt driver kết nối

Chọn model máy in mã vạch cần cài đặt driver kết nối

Chọn “Create Port…”.

Tạo thêm Port kết nối

Tạo thêm Port kết nối

Chọn “Standard TCP/IP Port” rồi chọn “New Port…”. 

Chọn Standard TCP/IP Port và tạo Port mới

Chọn Standard TCP/IP Port và tạo Port mới

Chọn “Next”.

Bắt đầu quá trình tạo Port mới

Bắt đầu quá trình tạo Port mới

Nhập địa chỉ IP và tên của Port (tùy ý để dễ phân biệt về sau). Sau đó chọn “Next

Điền IP động máy in và tên Port (theo ý thích)

Điền IP động máy in và tên Port (theo ý thích)

Click chọn “Standard” rồi chọn “Next

Chọn thiết lập port bản tiêu chuẩn

Chọn thiết lập port bản tiêu chuẩn

Chọn “Finish” để hoàn thành quá trình add port.

Hoàn thành quá trình add port

Hoàn thành quá trình add port

​​​​​​​Chọn “Next” ở cửa sổ “Specify Port”.

Kiểm tra port đã add thành công và tiếp tục cài đặt driver

Kiểm tra port đã add thành công và tiếp tục cài đặt driver

Tích chọn “Do not share this printer” và chọn “Next”.

Không chia sẻ máy in

Không chia sẻ máy in

Chọn “Finish” để kết thúc khâu cài Driver.

Kết thúc quá trình thiết lập, cài đặt Driver máy in

Kết thúc quá trình thiết lập, cài đặt Driver máy in

Ngoài ra, nếu bạn đã có sẵn Driver cổng USB của máy rồi và muốn cài đặt kết nối LAN thì có thể cài từ Driver đã cài bằng cách:

Vào Control Panel > Views Devices and Printers

​​​​​​​Chuột phải vào driver máy in kết nối cổng USB trước đó, chọn “Printer properties”, chọn tab “Port” rồi click vào “Add Port”. Chọn “Standard TCP/IP Port” rồi chọn “New Port…”. 

​​​​​​​Nhập địa chỉ IP máy in và thực hiện như các hướng dẫn trên.

Add Port khi đã có Driver của kết nối khác

Add Port khi đã có Driver của kết nối khác

Bước 5: Kiểm tra kết nối

Kiểm tra kết nối để đảm bảo máy in hoạt động đúng cách.

​​​​​​​Vào Control Panel > Views Devices and Printers.

​​​​​​​​​​​​​​Chuột phải vào driver vừa cài đặt, chọn “Printer properties”, chọn tab “General” rồi click vào “Print Test Page”.

In test kiểm tra kết nối thành công hay chưa

In test kiểm tra kết nối thành công hay chưa

Việc kết nối máy in mã vạch với máy tính qua USB hoặc LAN không quá phức tạp. Hy vọng hướng dẫn chi tiết từ Vinpos sẽ giúp bạn thực hiện thành công. Hãy lựa chọn phương thức kết nối phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bạn để tối ưu hóa hiệu quả công việc.

Các câu hỏi khác được quan tâm về kết nối máy in mã vạch

1. Làm sao để biết máy in mã vạch có hỗ trợ kết nối LAN hay không?

Để kiểm tra xem máy in mã vạch của bạn có hỗ trợ kết nối LAN hay không, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

​​​​​​​Kiểm tra thông số kỹ thuật của máy in: Thông tin này thường được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng, trên trang web của nhà sản xuất, hoặc trên nhãn dán ở mặt sau của máy in.

​​​​​​​Kiểm tra các cổng kết nối: Máy in có hỗ trợ LAN sẽ có cổng Ethernet (RJ45). Đây là cổng có hình dạng giống cổng mạng trên máy tính.

2. Tôi muốn kết nối máy in mã vạch cùng máy tính khác, có cần cài đặt lại Driver không?

Có. Mỗi máy tính kết nối với máy in mã vạch đều cần cài đặt driver tương thích. Driver là phần mềm trung gian giúp máy tính "giao tiếp" với máy in. Do đó, bạn cần cài đặt driver cho từng máy tính muốn sử dụng máy in.

3. Làm thế nào để tôi có thể tự thiết kế tem nhãn với nội dung mong muốn?

Để tự thiết kế tem nhãn, bạn có thể sử dụng các phần mềm thiết kế tem nhãn chuyên dụng như Bartender. Phần mềm này cung cấp nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng tạo ra các mẫu tem nhãn đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn xem bài viết: "Hướng dẫn thiết kế, in tem bằng Bartender". 

4. Mua máy in tem mã vạch ở đâu tại TPHCM? 

Tại TPHCM, bạn có thể mua máy in tem mã vạch tại Vinpos. Vinpos cung cấp đa dạng các dòng máy in chính hãng (Zebra, Godex, Xprinter, Ring...) với giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Xem chi tiết tại:

Máy in tem mã vạch​​​​​​​

CÔNG TY TNHH VINPOS - VINPOS.VN

Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0906 645 569

Email: sales@vinpos.vn 

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

Cách chỉnh khổ giấy máy in tem nhiệt (Driver, Bartender)
Cách chỉnh khổ giấy máy in tem nhiệt (Driver, Bartender)

984 Lượt xem

Việc chỉnh khổ giấy máy in tem nhiệt là cần thiết để đảm bảo tem in chính xác về kích thước, tối ưu hiệu suất in, nâng cao tính chuyên nghiệp và tránh các lỗi phát sinh.
Máy in tem trà sữa: Chọn mua loại nào tốt, giá rẻ?
Máy in tem trà sữa: Chọn mua loại nào tốt, giá rẻ?

35 Lượt xem

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp in ấn tem nhãn chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho quán trà sữa của mình? Máy in tem trà sữa chính là câu trả lời hoàn hảo! Thiết bị này không chỉ giúp bạn tạo ra những chiếc tem dán ly trà sữa đẹp mắt, thu hút khách hàng mà còn tối ưu hóa quy trình bán hàng, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả quản lý.
KHẮC PHỤC LỖI MÁY IN TEM MÃ VẠCH BỊ MỜ ĐƠN GIẢN
KHẮC PHỤC LỖI MÁY IN TEM MÃ VẠCH BỊ MỜ ĐƠN GIẢN

6652 Lượt xem

Lý do gì khiến máy in mã vạch đang vốn dĩ bình thường lại có hiện tượng in tem nhãn bị mờ, không rõ chữ? Thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy in tem mã vạch bị mờ. Ngay sau đây, Vinpos sẽ thống kê những nguyên nhân cũng như những cách khắc phục lỗi máy in tem mã vạch bị mờ đơn giản. Cùng tham khảo với chúng tôi nhé!
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÁY IN ĐƠN HÀNG TMĐT TRONG BÁN HÀNG ONLINE
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÁY IN ĐƠN HÀNG TMĐT TRONG BÁN HÀNG ONLINE

751 Lượt xem

Việc mua sắm online thông qua các sàn thương mại điện tử được xem là một trong những phương tiện mua hàng đem lại sự tiện lợi cao ở thời điểm hiện nay. Theo thống kế của các sàn TMĐT thì lượng hàng trung bình trong một ngày có thể lên đến 10.000 đơn. Với số lượng lớn đơn hàng đó thì việc quản lý, đóng gói đúng sản phẩm chính là thách thức của nhà kinh doanh. Và để giải quyết được nỗi lo này thì việc trang bị máy in đơn hàng TMĐT là điều cần làm lúc này.
SO SÁNH RIBBON MỰC IN MÃ VẠCH WAX, WAX RESIN, RESIN
SO SÁNH RIBBON MỰC IN MÃ VẠCH WAX, WAX RESIN, RESIN

3088 Lượt xem

Trên thị trường hiện nay, có 3 dòng mực in mã vạch tương thích với hầu hết các dòng máy in mã vạch đó là mực in Wax, mực in Wax - Resin, mực in Resin. Và đây cũng chính là 3 dòng ribbon mực được người dùng đưa vào ứng dụng khá là phổ biến ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Và ở bài viết hôm nay, Vinpos sẽ so sánh và chia sẻ đến bạn những ưu - nhược điểm cũng như sự ứng dụng của 3 dòng mực in này. Hãy theo dõi để cập nhật thông tin một cách nhanh nhất nhé!
SO SÁNH MÁY IN TEM NHÃN VÀ MÁY IN GIẤY A4 VĂN PHÒNG
SO SÁNH MÁY IN TEM NHÃN VÀ MÁY IN GIẤY A4 VĂN PHÒNG

1079 Lượt xem

Đâu sẽ là điểm khác biệt giữa máy in tem nhãn và máy in giấy A4 văn phòng mà bạn cần biết đến? Đây là 2 dòng máy in đang được sử dụng khá là phổ biến hiện nay với cùng chức năng in ấn và tạo ra những thông tin mà người dùng yêu cầu. Tuy cùng có chung một chức năng nhưng so về tính chuyên dụng cho mỗi nhu cầu, công nghệ in, tốc độ và những vật tư đi kèm thì 2 dòng máy này có điểm khác biệt rất lớn. Để được rõ hơn về vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ ở dưới đây nhé!
Máy in mã vạch là gì? Ứng dụng trong các ngành nghề
Máy in mã vạch là gì? Ứng dụng trong các ngành nghề

476 Lượt xem

Máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng dùng để in thông tin (mã vạch, chữ, số, hình ảnh) lên tem nhãn. Sử dụng công nghệ in nhiệt, máy in mã vạch có hai loại chính: in nhiệt trực tiếp (không cần mực) và in truyền nhiệt gián tiếp (sử dụng ribbon mực).
5 NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐẦU IN MÃ VẠCH BỊ XƯỚC, CÁCH PHÒNG TRÁNH
5 NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐẦU IN MÃ VẠCH BỊ XƯỚC, CÁCH PHÒNG TRÁNH

2163 Lượt xem

Máy in mã vạch tại doanh nghiệp của bạn có đang gặp tình trạng cho ra những tem nhãn có chất lượng in kém, mất nét một số chỗ cố định hay không? Nếu điều đó xảy ra thì đầu in của máy khả năng cao là bị trầy xước hoặc bị mài mòn. Và nguyên nhân do đâu mà đầu in mã vạch lại xảy ra tình trạng đó? Để có được câu trả lời thì ở bài viết hôm nay, Vinpos xin được chia sẻ đến bạn 5 nguyên nhân khiến đầu in bị trầy xước và cách phòng tránh, đó là: