GIẤY IN MÃ VẠCH - GIẤY IN TEM - DECAL IN MÃ VẠCH
Giấy in mã vạch là gì?
Giấy in mã vạch (hay còn gọi là giấy in tem, decal in mã vạch, giấy in nhãn dán,..) là một trong những vật tư chuyên dụng được đi kèm với máy in mã vạch để hỗ trợ tạo ra những tem nhãn thông tin, mã vạch theo mong muốn của người dùng. Sau khi được in ấn xong, người dùng chỉ việc lột tem và dán ngay lên bề mặt sản phẩm mà không cần phải thực hiện thêm bất kỳ thao tác thủ công nào khác.
Những tem nhãn này thường được sử dụng phổ biến để làm tem nhãn sản phẩm, tem nhãn thông tin, tem nhãn giá, tem nhãn quản lý,.. cho các lĩnh vực bán lẻ, khu sản xuất, kho bãi,..
Khác biệt so với giấy in văn phòng, giấy in mã vạch được nhà sản xuất tạo thành cuộn tròn với độ dài cùng quy cách bế khác nhau. Với mỗi dòng máy khác nhau cũng như tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể tùy ý đặt theo kích thước mà mình mong muốn. Độ dài cuộn thông dụng là 50m, 100m, 150m,...
Giấy in mã vạch còn được biết đến khi sở hữu khá nhiều chất liệu khác nhau cụ thể là decal giấy, decal PVC, decal xi bạc và tem nhãn vải. Với sự đa dạng này nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc in tem nhãn mã vạch chuyên dụng với từng trường hợp, môi trường ứng dụng cùng thời gian lưu giữ thông tin của tem nhãn
Cấu tạo giấy in tem mã vạch
Giấy in barcode có cấu tạo khá đặc biệt với 4 lớp, cụ thể là:
- Lớp mặt: Đây là lớp được dùng để thể hiện những thông tin mà người dùng mong muốn lên trên bề mặt. Thông thường, lớp mặt này sẽ có bề mặt láng bóng, mờ hoặc có độ nhám cao. Và chất liệu sử dụng cho lớp này được dùng để phân biệt các loại giấy in mã vạch khác nhau. Các loại decal in tem phổ biến là decal giấy, decal PVC, decal cảm nhiệt,...
- Lớp keo: Nằm bên dưới và ở liền kề với lớp mặt. Với sự hỗ trợ của lớp keo này giúp cho quá trình lột và dán cố định tem lên các bề mặt sản phẩm diễn ra một cách nhanh chóng và vô cùng tiện lợi hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn lớp keo với chất lượng theo yêu cầu như: keo có độ bám dính tiêu chuẩn hay keo remove hoặc loại keo siêu dính có khả năng bám cực chắc lên sản phẩm.
- Lớp đế: Giúp bảo vệ tối đa lớp keo của tem không bị khô, hư hỏng khi chưa sử dụng.
- Lớp chống dính: Được đặt nằm giữa lớp keo và lớp đế với vai trò giúp lớp keo không bị dính vào lớp đế. Đặc điểm của lớp này là có bề mặt trơn bóng hỗ trợ việc bóc tem được dễ dàng hơn.
Song song với những loại decal in mã vạch thì chúng ta còn có loại giấy in mã vạch chuyên dụng khác cho ngành may mặc đó là tem nhãn vải. Về cấu tạo thì loại tem này có phần khác biệt khi chỉ có 2 mặt, đó là mặt trên và mặt dưới. Và hiện nay trên thị trường phổ biến với 2 loại tem nhãn vải chính đó là tem vải ruban và tem vải satin.
Phân loại giấy in tem nhãn mã vạch
Vinpos sẽ giúp bạn phân loại giấy cuộn in mã vạch theo 2 cách sau, đó là:
- Phân loại giấy in decal dựa trên chất liệu
Giấy in tem nhãn mã vạch được cho ra mắt với đa dạng các chất liệu. Với mỗi chất liệu khác nhau sẽ đem đến bạn những những đặc tính riêng biệt, cụ thể là:
+ Decal giấy:
Là đại diện tiêu tiểu được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi ở khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong bán lẻ. Với chất liệu chính là giấy nên decal này có tuổi thọ không cao, độ bền chắc cũng như khả năng lưu giữ thông tin thấp, dễ tan trong nước và dễ xé rách bằng tay. Nhưng bù lại giá thành đầu tư cho decal giấy này cực kỳ rẻ. Và loại mực thường kết hợp với decal giấy là mực in mã vạch Wax.
Giấy in mã vạch - Decal giấy
+ Decal PVC:
Nổi bật hơn so với decal giấy. Ở decal PVC có độ bền chắc cao hơn, có độ dẻo dai, không bị trầy trước khi những tác động bên ngoài, không dễ dàng bị xé rách hay bị thấm nước. Decal PVC này thường được ứng dụng nhiều ở các lĩnh vực vận chuyển, logistic và tại các kho đông lạnh. Ngoài ra, giấy in mã vạch PVC còn được dùng để in ấn các tem nhãn vàng bạc trang sức, nữ trang.
Decal PVC thường được kết hợp cùng mực in wax/resin hoặc resin.
Giấy in mã vạch - Decal PVC
+ Decal xi bạc:
Được đánh giá là một trọng loại decal có tuổi thọ cao nhất trong tất cả các loại giấy in mã vạch hiện nay. Với bề mặt tem được phủ cho một lớp kim loại mỏng có ánh bạc vừa để tạo độ bóng vừa để tạo nên sự bền chắc. Loại tem này có khả năng năng chịu nhiệt tốt, chống chịu được cả trong môi trường khắc nghiệt nên rất thích hợp để ứng dụng ở các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh - phụ kiện, cơ khí,...
Để gia tăng độ bền chắc thì loại tem này nên được kết hợp với mực in mã vạch Resin.
Giấy in mã vạch - Decal xi bạc
+ Tem vải:
Được sử dụng phổ biến ở trong các lĩnh vực may mặc, thời trang để khẳng định thương hiệu sản phẩm, truyền tải những thông tin về hướng dẫn sử dụng, giặt ủi,... Tem vải có cấu tạo khác biệt với những giấy in mã vạch khác đó chính là không có lớp keo dính, mà để có thể cố định được tem nhãn thì chỉ có một cách duy nhất là may trực tiếp tem nhãn này lên sản phẩm.
Tem vải phổ biến với 2 loại chính, đó là:
Giấy in tem vải ruban: được cấu tạo từ những sợi nylon taffeta nên tem nhãn này có bề mặt tem mờ, có phần khô nhưng dai, khi sờ vào thì lại khá mịn màng. Màu sắc thường thấy nhất của tem vải ruban đó màu là trắng hoặc trắng kem.
Giấy in tem vải satin: Tạo nên từ sợi tơ tằm, sợi viscose hoặc sợi polyester kèm với đó là kỹ thuật dệt vân đoạn, là sự kết hợp đan xen giữa các sợi vải nằm ngang và nằm dọc. Kỹ thuật này giúp bề mặt nhãn vải láng bóng. Mặt dưới có phần thô ráp hơn mặt trên.
Giấy in mã vạch - Tem vải
+ Decal bể - Tem vỡ:
Vì tính chất đặc biệt nên decal bể này thường hay được dùng để làm tem bảo hành là chính. Kích thước nhỏ gọn và được cấu tạo từ nhựa giòn nên một khi đã được dán cố định lên sản phẩm thì khi lột tem thì tem sẽ bị vỡ thành từng mảng nhỏ, không thể quay trở lại trạng thái ban đầu.
+ Decal cảm nhiệt:
Là loại tem in mã vạch chuyên dụng được sử dụng riêng cho dòng máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp hiện nay. Với lớp than được phủ dưới lớp bột giấy nên khi nhận được nhiệt lượng tỏa ra từ đầu in, lớp mùn than sẽ bị đốt cháy và tạo thông tin lên bề mặt tem nhãn đúng với thiết kế bản in mà máy in nhận được. Với ưu điểm là tiết kiệm chi phí khi không cần phải trang bị thêm mực in nhưng song song đó thì nhược điểm chính là khả năng lưu giữ thông tin thấp, trung bình chỉ được 1 năm, dễ bị trầy xước tạo ra vệt đen khi có sự tác động từ bên ngoài. Được sử dụng chủ yếu tại các ngành hàng tiêu dùng nhanh, dùng để sản xuất tem thực phẩm kinh doanh doanh trong ngày, tem dán ly trà sữa,...
- Phân loại giấy in decal dựa trên quy cách bế
+ Giấy in mã vạch 1 tem
Là cuộn tem in mã vạch được nhà sản xuất bế theo quy chuẩn 1 tem trên hàng. Về kích thước và độ dài thì tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng mà sẽ cho những cuộn tem có kích thước khác nhau. Ngoài ra, vật liệu này còn đem lại đa dạng các chất liệu như decal giấy, decal PVC, decal xi bạc và cả decal cảm nhiệt.
Các kích thước thông dụng hiện nay: 100x150mm, 100x50mm, 80x20mm,...
+ Giấy in mã vạch 2 tem
Tương tự đó thì giấy in barcode 2 tem cũng được bế theo dạng 2 tem trên hàng. Với loại giấy in tem mã vạch này bạn có thể tùy chọn về mặt kích thước, độ dài cuộn tem cũng như chất liệu để phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Những kích thước tem tiêu biểu: 50x20mmx2, 50x30mmx2,...
+ Giấy in mã vạch 3 tem
Và đến giấy in mã vạch 3 tem cũng thế, tem này được bế theo quy cách 3 tem trên cùng 1 hàng. Và được ứng dụng phổ biến ở lĩnh vực bán lẻ với vai trò làm tem nhãn giá, tem nhãn sản phẩm,..
Kích thước giấy in mã vạch 3 tem được ưa chuộng nhất bao gồm: 35x22mmx3, 25x15mmx3,...
Giấy in mã vạch
>>> Liên hệ qua Hotline 0906 645 569 để nhận tư vấn giấy in mã vạch phù hợp trực tiếp từ nhân viên
Kinh nghiệm mua bán giấy in tem mã vạch chất lượng
Để chọn được cuộn giấy in tem nhãn chất lượng, bạn phải nhận diện vật tư thông qua những đặc điểm sau:
- Giấy in tem nhãn có được đóng gói, bao bọc kỹ càng hãy không?
- Những chiếc tem được bế có cho ra kích thước đồng đều, cuộn liền mạch, không bị đứt đoạn giữa chừng?
- Sờ và nhìn xem bề mặt tem có láng mịn, có màu sáng trắng đẹp mắt hay bị bụi giấy bám vào bên trong không?
- Dán thử xem chất keo có được bám dính tốt trên các bề mặt sản phẩm hay không?
- In ấn thử tem nhãn để xem độ bám mực cũng như chất lượng hình ảnh, thông tin cho ra.
- Đừng vì ham giá rẻ mà chọn nhầm giấy in mã vạch kém chất lượng.
- Chọn nhà phân phối uy tín để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn chất lượng.
Giá giấy decal cuộn bao nhiêu?
Và đây là bảng giá giấy decal cuộn với độ dài cuộn từ 50 - 100m, đó là:
- Decal giấy: Từ 80.000 đến khoảng 250.000 đồng/cuộn
- Decal PVC: Từ 150.000 đến khoảng 550.000 đồng/cuộn
- Decal xi bạc: Từ 700.000 đến khoảng 1.100.000 đồng/cuộn
- Decal cảm nhiệt: Từ 180.000 đến khoảng 550.000 đồng/cuộn
- Decal vỡ - Tem bể: Từ 280.000 đến khoảng 1.700.000 đồng/cuộn
- Tem vải: Từ 80.000 đến khoảng 500.000 đồng/cuộn
Lưu ý: Giá giấy in mã vạch có thể thay đổi theo từng thời điểm và sự biến động của thị trường, liên hệ để được báo giá chính xác nhất.
Địa chỉ bán giấy in tem mã vạch uy tín
Vinpos đảm bảo đem đến cho bạn đa dạng các loại giấy in mã vạch chất lượng với nhiều kích thước khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu in ấn của người dùng.
Ngoài ra, tại Vinpos còn cung cấp đến bạn những thiết bị mã vạch khác liên quan như máy quét mã vạch, máy in mã vạch,... đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau.
Với sản phẩm giấy in mã vạch chúng tôi còn nhận bế tem theo đúng nhu cầu sử dụng của bạn và nhận gia công nhuộm màu tem nhãn.
Để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá ưu đãi, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ ngay cùng chúng tôi bạn nhé!
VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/