Hướng dẫn cách thay mực máy in mã vạch chi tiết nhất
Việc thay mực máy in mã vạch tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo máy in hoạt động trơn tru và cho ra những bản in tem nhãn sắc nét. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thay mực máy in mã vạch với 5 bước cơ bản:
• Bước 1: Chuẩn bị mực phù hợp: Chọn loại mực (Wax, Wax Resin, Resin) và kích thước phù hợp với máy in.
• Bước 2: Xác định mặt mực: Dùng tem dính để xác định mặt mực của cuộn.
• Bước 3: Tháo mực cũ: Tắt máy, mở nắp, mở đầu in, tháo trục/lõi mực cũ (quy trình khác nhau tùy loại máy).
• Bước 4: Lắp mực mới: Lắp cuộn mực mới vào trục, lắp trục vào máy, luồn mực qua đầu in và quấn vào trục thu (quy trình khác nhau tùy loại máy).
• Bước 5: In test: Đóng nắp, in test, kiểm tra chất lượng bản in, điều chỉnh nếu cần.
Lưu ý rằng, quy trình lắp đặt cuộn mực có sự khác biệt giữa máy in mã vạch để bàn và máy in mã vạch công nghiệp do cấu trúc và thiết kế của từng loại máy. Vì vậy, hãy tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng của máy in bạn đang dùng để thực hiện đúng cách.
Hướng dẫn cách thay mực máy in mã vạch
Bước 1: Chuẩn bị cuộn mực phù hợp máy in mã vạch
Để thay mực máy in mã vạch hiệu quả, việc lựa chọn đúng loại mực là bước đầu tiên và quan trọng nhất.
Xác định loại mực: Có 3 loại mực ribbon chính: Wax, Wax Resin và Resin, mỗi loại phù hợp với những ứng dụng khác nhau.
• Mực Wax: Dùng cho decal giấy thông thường, giá rẻ, phù hợp cho ứng dụng trong nhà như in tem nhãn sản phẩm tiêu dùng, tem vận chuyển.
• Mực Wax Resin: Bền hơn mực Wax, dùng được cho cả decal giấy, decal PVC và decal xi bạc, chịu được ma sát nhẹ,thường được ứng dụng để in tem nhãn cho các sản phẩm đông lạnh, hoặc có sự ma sát khi vận chuyển.
• Mực Resin: Bền nhất, chống hóa chất, nhiệt độ cao, dùng cho decal PVC, decal xi bạc và tem nhãn vải, thích hợp cho việc in tem nhãn trong ngành công nghiệp hoá chất, hoặc môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt.
Kiểm tra thông số kỹ thuật: Đảm bảo cuộn mực tương thích với máy in mã vạch, bao gồm các thông số như “chiều rộng mực” và “độ dài mực’’.
• Máy in để bàn thường dùng cuộn mực có khổ rộng tiêu chuẩn là 110mm, dài 300m.
• Máy in công nghiệp linh hoạt hơn (do có nhiều model với các độ rộng đầu in khác nhau), có thể sử dụng cuộn có khổ rộng 110mm (4 inch), 160mm (6 inch), 220mm (8 inch) với chiều dài cuộn 300m hoặc 450m (tùy model máy).
Bước 1: Chuẩn bị cuộn mực phù hợp với máy in mã vạch
Bước 2: Xác định mặt mực
Sau khi chọn được loại mực phù hợp, bước tiếp theo là xác định mặt mực. Sử dụng con tem và dùng mặt keo dính nhẹ lên hai mặt của cuộn mực. Sau đó, quan sát xem mặt nào có dính mực vào phần keo của tem, đó chính là mặt mực.
Xác định mặt mực in đúng
Bước 3: Tháo mực cũ
Trước khi lắp cuộn mực mới, cần loại bỏ hoàn toàn cuộn mực cũ. Để tháo cuộn mực cũ, hãy tắt nguồn máy in mã vạch và chờ máy nguội nếu máy vừa hoạt động. Quy trình tháo mực có sự khác biệt giữa máy in để bàn và máy in công nghiệp, cụ thể như sau:
Tháo mực cũ trên máy in mã vạch để bàn
Mở nắp máy: Tìm hai nút bên hông máy. Nhấn đồng thời và nhấc nắp máy lên.
Mở nắp máy in mã vạch để bàn
Mở đầu in: Nhấn đồng thời hai lẫy nhỏ phía trước đầu in. Nhấc cụm đầu in lên.
Mở đầu in máy in mã vạch để bàn
Tháo mực cũ: Lấy lần lượt trục mực đã dùng hết và trục thu mực ra khỏi máy. Bỏ lõi mực cũ và lõi mực thu đã đầy. (Lưu ý: Hãy giữ lại trục mực và trục thu để tái sử dụng, vì nếu mất, bạn sẽ phải tốn chi phí mua mới.)
Tháo mực cũ khỏi máy in mã vạch để bàn
Tháo mực cũ trên máy in mã vạch công nghiệp
Mở nắp máy: Nắp thường ở bên hông máy. Nhấc thẳng nắp lên.
Mở nắp máy in mã vạch công nghiệp
Mở cụm đầu in: Gạt lẫy bên hông cụm đầu in. Nhấc nhẹ mép đầu in lên để mở rộng đầu in.
Mở đầu in máy in mã vạch công nghiệp để tháo mực cũ
Tháo mực cũ: Rút lõi giấy cuộn mực cũ và lõi giấy cuộn mực thu. (Lưu ý: Với máy Zebra, Honeywell, mực cuộn trực tiếp vào trục thu, chỉ cần gỡ bỏ phần mực đã cuộn.)
Tháo mực cũ ra khỏi máy in mã vạch công nghiệp
Bước 4: Lắp cuộn mực in mới vào máy in mã vạch
Sau khi đã tháo bỏ cuộn mực cũ, chúng ta sẽ tiến hành lắp cuộn mực in mới.
Lắp mực mới trên máy in mã vạch để bàn
Lắp cuộn mực mới vào trục mực, sau đó lắp lõi giấy không vào trục thu mực.
Lắp trục mực vào cuộn mực, trục thu vào lõi thu
Lắp trục mực vào máy, căn chỉnh sao cho trùng khớp với hai khớp bên trong. Đảm bảo lắp đúng chiều mực, mặt mực hướng ra ngoài và tiếp xúc với mặt giấy khi đóng đầu in.
Lắp trục thu mực, tương tự như lắp trục mực trước đó.
Lắp trục mực, trục thu vào máy in mã vạch để bàn
Luồn cuộn mực qua đầu in và quấn vào trục thu mực. Đảm bảo mực được kéo căng đều tại đầu in.
Quấn mực vào trục thu và kéo căng mực máy in mã vạch để bàn
Lắp mực mới trên máy in mã vạch công nghiệp
Lắp cuộn mực vào trục mực và lắp lõi thu vào trục thu (thường đặt phía trước trục mực).
(Lưu ý: Với máy in công nghiệp Zebra hoặc Honeywell, không cần dùng lõi thu vì mực sau in sẽ được quấn trực tiếp lên trục.)
Lắp trục mực, trục thu vào máy in mã vạch công nghiệp
Luồn mực qua đầu in:
• Kéo đầu ruy băng mực qua khe dưới đầu in, vòng lên phía trước.
• Quấn vài vòng để cố định vào lõi trục thu.
(Lưu ý: Hạ nhẹ đầu in (không đóng) trước khi quấn mực để tránh vướng và xước đầu in.)
Luồn mực qua đầu in máy in mã vạch công nghiệp
Khép đầu in máy in mã vạch công nghiệp
Quấn mực vào trục thu và kéo căng mực cho máy in mã vạch công nghiệp
Mẹo nhỏ: Dùng tem dán cố định đầu mực vào trục thu để thao tác dễ dàng hơn.
Bước 5: In test kiểm tra sau thay mực máy in mã vạch
Sau khi thay mực, hãy đóng cụm đầu in và đóng nắp máy in.
Đóng đầu in máy in mã vạch
Đóng nắp máy in mã vạch
Tiếp theo, tiến hành in thử một vài tem nhãn để kiểm tra chất lượng bản in. Việc in test này rất quan trọng để đảm bảo rằng mực đã được lắp đúng cách và máy in hoạt động tốt.
Khi kiểm tra bản in, hãy chú ý đến những điểm sau:
• Độ rõ nét: Kiểm tra xem mực in có đều, rõ nét hay không.
• Độ nhòe: Kiểm tra xem mực in có bị nhòe hay không.
• Độ lệch: Kiểm tra xem tem nhãn có bị lệch hay không.
Nếu cần thiết, hãy điều chỉnh nhiệt độ hoặc áp lực đầu in để cải thiện chất lượng in.
In test kiểm tra sau khi thay mực in mã vạch
Với hướng dẫn chi tiết trên từ Vinpos, hy vọng bạn có thể tự tin thay mực máy in mã vạch một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc thay mực đúng cách không chỉ giúp máy in hoạt động trơn tru, mà còn đảm bảo chất lượng tem nhãn in ra luôn sắc nét, rõ ràng, phục vụ tốt cho công việc của bạn. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện, đừng ngần ngại tham khảo lại hướng dẫn hoặc liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ kịp thời.
Các câu hỏi khác được quan tâm
1. Làm sao để tôi chọn được loại mực phù hợp với giấy in?
Để chọn được loại mực phù hợp với giấy in mã vạch, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
Loại giấy in:
• Giấy decal thường: Phù hợp với mực Wax.
• Giấy decal PVC, decal xi bạc: Phù hợp với mực Wax Resin hoặc Resin.
• Tem nhãn vải: Phù hợp với mực Resin.
Môi trường sử dụng tem nhãn:
• Nếu tem nhãn cần độ bền cao, chịu được ma sát, hóa chất, hoặc nhiệt độ cao, nên chọn mực Resin hoặc Wax Resin.
• Nếu chỉ sử dụng trong môi trường trong nhà, không yêu cầu độ bền cao mực Wax là đủ.
Bạn có thể tham khảo và lựa chọn các loại mực in mã vạch phù hợp tại đây:
Cách chọn mưc in mã vạch phù hợp với giấy in
2. Làm thế nào để thay giấy in mã vạch?
Quy trình thay giấy in mã vạch được thực hiện theo 7 bước sau:
• Bước 1: Chuẩn bị giấy in phù hợp với máy in và nhu cầu sử dụng.
• Bước 2: Tìm và mở nắp máy in theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
• Bước 3: Lắp cuộn giấy vào trục giữ giấy, đảm bảo giấy được đặt đúng chiều.
• Bước 4: Luồn đầu giấy qua đầu in và cảm biến giấy theo sơ đồ hướng dẫn trên máy in.
• Bước 5: Điều chỉnh vị trí của giấy để đảm bảo giấy được đặt thẳng hàng và không bị lệch.
• Bước 6: Đóng cụm đầu in và đóng nắp máy in
• Bước 7: In thử một vài tem nhãn để kiểm tra xem giấy đã được lắp đúng cách và bản in có đạt chất lượng tốt hay không.
Để có hướng dẫn chi tiết và hình ảnh minh họa, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: “Hướng dẫn cách lắp giấy máy in mã vạch chi tiết nhất”
3. Thay mực in mã vạch cho các dòng máy khác nhau có khác nhau không?
Có. Việc thay mực in mã vạch cho các dòng máy khác nhau có sự khác biệt, chủ yếu do những yếu tố sau:
Cấu tạo máy và cơ chế hoạt động:
• Mỗi dòng máy có thể có cấu trúc khác nhau về vị trí lắp cuộn mực, cách thức luồn mực qua đầu in, và cơ chế cuốn cuộn mực đã in.
• Máy in để bàn và máy in công nghiệp có sự khác biệt rõ rệt về cách lắp đặt cuộn mực.
Thiết kế trục mực và trục cuốn:
• Thiết kế trục mực và trục cuốn cuộn mực sau in có thể khác nhau giữa các dòng máy, ảnh hưởng đến cách lắp đặt và thay thế cuộn mực.
• Một số máy sẽ dùng lõi giấy, 1 số máy lại không.
Vậy nên, để đảm bảo lắp mực đúng cách, bạn có thể theo dõi hướng dẫn đi kèm máy hoặc quan sát sơ đồ hướng dẫn lắp giấy, mực thường được hãng dán trên nắp máy hoặc bên trong lòng máy.
4. Làm sao để biết máy in của tôi có dùng cuộn mực hay không?
Để biết máy in mã vạch của bạn có sử dụng cuộn mực (ribbon) hay không, bạn có thể kiểm tra các yếu tố sau:
• Thông số kỹ thuật của máy in: Kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy in hoặc thông tin trên trang web của nhà sản xuất.Thông tin này thường ghi rõ loại công nghệ in mà máy sử dụng.
• Quan sát bên trong máy in: Mở nắp máy in và quan sát. Nếu có khe để lắp cuộn mực (ribbon), máy in của bạn sử dụng cuộn mực.
Nếu bạn đang tìm mua máy in mã vạch, bạn có thể tham khảo thêm nhiều sản phẩm tại đây: