MÃ VẠCH KHẮC DPM, ỨNG DỤNG VÀ MÁY QUÉT PHÙ HỢP

Ngoài sự phổ biến của mã vạch 1D, 2D được in trên tem nhãn, bao bì mà dường như ai cũng đều biết đến thì ngày nay còn có một phiên bản mã vạch khác hiện nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dùng đó chính là mã vạch DPM. Vậy bạn đã từng nghe hay từng biết gì về loại mã vạch đặc biệt này chưa? Nếu như chưa thì hãy cùng Vinpos  tìm hiểu thêm về mã vạch khắc DPM (Direct Part Marking), ứng dụng và máy quét chuyên dụng qua bài chia sẻ sau nhé!

DPM (Direct Part Marking) là gì?

DPM là cụm từ viết tắt của Direct Part Marking có nghĩa là đánh dấu bộ phận trực tiếp. Dễ hiểu hơn thì DPM chính là loại mã vạch được nhà sản xuất đánh dấu trực tiếp lên trên bề mặt các vật liệu bao gồm nhựa hay kim loại thay vì trên thẻ hoặc tem nhãn mà bạn vẫn thường thấy. 

Và cách đánh dấu thường dùng cho mã vạch DPM chính là khắc ảnh hóa học, chấm, khắc bằng công nghệ laser nhằm đảm bảo thông tin nhận dạng khi thể hiện trên sản phẩm không thể bị mất dù có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, tác động nào của môi trường bên ngoài. 

Tương tự như những mã vạch khác, với mã vạch DPM cung cấp đến cho những nhà sản xuất một phương pháp nhận dạng nhanh chóng, đơn giản, hiện đại và không xảy ra lỗi.

Ngày nay, hầu hết các mã DPM đang được ứng dụng sẽ là mã vạch 2D, tiêu biểu là Datamatrix.

Mã vạch DPM (Direct Part Marking) vinpos

Mã vạch DPM (Direct Part Marking)

Lịch sử ra đời và ứng dụng của DPM  

Để hiểu rõ hơn nữa về mã vạch DPM (Direct Part Marking) thì sau đây sẽ là lịch sử ra đời và ứng dụng thực tế của DPM, đó là:

  Lịch sử mã vạch DPM

Sự ra đời của mã vạch DPM là bắt nguồn từ quân đội. Khoảng thời gian trước đây, quân đội đã tiên phong trong việc sử dụng mã DPM để xác định mọi vật thể, từ các khối động cơ và các hệ thống động cơ chính như ống xả, ống van, đường ống nạp. 

Song song đó, hàng không vũ trụ cũng đã nhanh chóng áp dụng đến mã vạch DPM nhằm mục đích là đánh dấu các bộ phận của động cơ phản lực như cánh quạt. 

Và ở thời điểm gần đây, các nhà sản xuất thiết bị y tế đã bắt đầu đánh dấu các thiết bị cấy ghép và dụng cụ phẫu thuật bằng mã DPM. 

  Những ứng dụng thực tế của mã DPM

Có thể bạn chưa thấy được sự phổ biến của mã vạch DPM, nhưng trên thực tế, một số ngành công nghiệp hiện đại đã và đang sử dụng đến công nghệ DPM, ví dụ như ô tô, hàng không vũ trụ, vũ khí và sản xuất. Đến ngay cả bộ quốc phòng của một số nước ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng cần sử dụng đến DPM (Direct Part Marking). 

Và sau đây sẽ là một số ứng dụng thực tế của mã DPM:

- Ghi nhật ký lịch sử bảo trì, tỷ lệ hỏng và lên lịch thay thế các bộ phận máy quan trọng trong nhiệm vụ trên máy bay, khí tài quân sự và thiết bị hỗ trợ sự sống.

- Theo dõi dược phẩm trong chuỗi cung ứng để ngăn chặn sự xâm nhập của hàng giả.

- Ghi chép lại các thiết bị cấy ghép để hỗ trợ chính xác cho hồ sơ y tế điện tử (EMR).

Mã vạch 1D có được ứng dụng làm mã vạch khắc DPM không?

Trên thực tế thì mã vạch 1D vẫn được ứng dụng để làm mã vạch khắc DPM tuy nhiên chúng lại không được sử dụng phổ biến như bao mã vạch khác, cụ thể ở đây là mã vạch Data Matrix (2D). Do khả năng lưu trữ thông tin không quá nhiều cũng như kích thước dạng hình chữ nhật chiếm nhiều diện tích trên bề mặt nên khi so với mã vạch Data Matrix có dạng hình vuông và có khả năng lưu trữ thông tin lên đến 2,000 ký tự thì mã vạch 1D có quá nhiều nhược điểm, không phải là sự lựa chọn tốt.

Không chỉ thế, mã vạch Data Matrix còn cung cấp rất nhiều mã sửa lỗi cho người dùng mỗi khi đọc mã. Trước những tác động từ môi trường, mã vạch DPM trở nên cực kì khó đọc vì bụi bẩn cũng như dầu nhớt bám vào, nhưng với sự hỗ trợ của Data Matrix, các phần sửa lỗi sẽ giúp bạn dễ dàng quét mã vạch hơn và đẩy nhanh tốc độ làm việc hơn.

Mã vạch DPM vinpos

Mã vạch DPM 1D và 2D

Điều cần biết khi sử dụng DPM (Direct Part Marking)

Việc sử dụng DPM được đánh giá là khá tốn chi phí và còn có khả năng xảy ra lỗi. Nên ở trường hợp cần in mã vạch trên các vật liệu cứng thì mới cân nhắc đến phương pháp này. Ngoài ra, còn có những điều kiện khác có thể sử dụng mã vạch khắc DPM bạn cần biết, đó là:

- Không gian in quá nhỏ không thích hợp để ứng dụng tem nhãn mã vạch.

- Hàng hóa, vật phẩm thường ở trong điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt mà các tem nhãn truyền thống có thể không chịu được.

- Nếu nhận dạng hoặc dữ liệu phải được theo dõi trong suốt vòng đời của mặt hàng.

- Nếu mặt hàng có thể được đánh dấu trong quá trình sản xuất.

Chọn máy quét mã vạch DPM phù hợp

Vì mã DPM được in ấn khá đặc biệt biệt, thường xuất hiện nhiều trên các bề mặt sản phẩm có độ chói cao, láng bóng như kim loại, nhựa,.. Nên để đọc được mã DPM một cách hiệu quả thì không phải chiếc máy quét mã vạch nào cũng có thể đáp ứng tốt được vấn đề này. 

Và trên thị trường hiện nay, để nói đến dòng máy quét mã vạch có thể đọc, giải mã được mã vạch DPM này thì cũng không có quá nhiều để bạn có thể lựa chọn. Do đó, để đảm bảo có thể mua đúng thiết bị quét mã có khả năng chinh phục mã DPM thì khi lựa chọn bạn nên xem xét kỹ lưỡng thông số kỹ thuật xem máy có đề cập đến khả năng đọc loại mã vạch này hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối thì bạn nên tìm nhà phân phối đáng tin cậy và đề cập đến nhu cầu muốn quét mã vạch DPM này để họ có thể đưa ra cho bạn thiết bị cụ thể mà không phải tốn quá nhiều thời gian trong việc tìm hiểu.

Và sau đây là một số dòng máy quét mã vạch tiêu biểu có đề cập đến khả năng quét mã vạch DPM (Direct Part Marking) mà bạn có thể tham khảo qua: 

- Máy quét mã vạch Zebra DS4608-DPE (phiên bản đặc biệt ngoài phiên bản SR và HC): Nổi bật không chỉ có khả năng đọc mã DPM hiệu quả mà chiếc máy quét mã vạch có dây 2D này còn đảm bảo được độ bền chắc khi được cấu tạo với tiêu chuẩn IP52.

- Máy đọc mã DPM Honeywell 1950GHD: Thiết kế nhỏ gọn, kết cấu bền chắc cùng với đó còn có khả năng nhận diện mã vạch cực ấn tượng, Honeywell 1950GHD hỗ trợ quét được loại mã vạch khó nhằn này cũng như nhiều loại mã vạch được in ấn trên tem nhãn mà bạn vẫn thường thấy.

- Máy quét Honeywell 1952GHD: Hiện đại nhờ kết nối không dây Bluetooth, 1952GHD giúp người dùng đọc mã DPM một cách linh hoạt ở nhiều không gian làm việc khác nhau.

- Máy bắn mã vạch Zebra DS3678-DP: Thuộc dòng máy quét công nghiệp không dây 2D, DS3678-DP được xem là giải pháp giải mã các mã vạch DPM hiệu quả, tiện lợi và được đánh giá cao hiện nay vì độ bền chắc của thiết bị có thể ứng dụng lâu dài hơn trong những môi trường khắc nghiệt.

Máy quét mã vạch DPM vinpos

Máy quét mã vạch DPM

- Máy quét mã vạch cố định Zebra FS10: Được trang bị cho công nghệ chụp ảnh độc quyền của Zebra nên FS10 có khả năng đọc được các mã vạch DPM đang di chuyển trên băng chuyền. Với chi phí đầu tư không quá cao, Zebra FS10 được xem là sự lựa chọn hiệu quả của nhiều doanh nghiệp.

- Máy đọc mã vạch công nghiệp Zebra FS20: Hình dáng dạng hộp nhỏ gọn với kết cấu chuẩn IP65, FS20 cũng hỗ trợ tốt người dùng trong việc giải mã các mã vạch DPM hiện nay. Chuẩn cổng kết nối Ethernet nên việc truyền dữ liệu sẽ diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn.

- Máy quét công nghiệp Zebra FS40: Về hình dáng thì FS40 không có gì quá khác biệt so với những dòng máy quét trước, về khả năng giải mã thì dòng máy này cũng đáp ứng đặc biệt tốt nhu cầu của người dùng trong việc chinh phục mã vạch khác DPM, phạm vi quét mở rộng với 30 ° FOV. Nổi bật với đèn nhắm mục tiêu là tia Laser starburst, người dùng có thể dễ dàng xác định mã vạch chỉ với lần quét đầu tiên.

- Máy quét mã DPM Zebra FS70: Là dòng máy công nghiệp cố định hiện đại nhất ngày nay, máy quét Zebra FS70 được trang bị cho ống kính ngàm C, giúp thay đổi góc rộng để hỗ trợ đọc mã DPM ở nhiều vị trí, bộ phận có kích thước khác nhau.

Máy quét mã vạch DPM công nghiệp Zebra cố định vinpos

Máy quét mã vạch DPM công nghiệp Zebra cố định

Qua bài viết này, Vinpos đã chia sẻ chi tiết đến bạn những thông tin cần thiết và quan trọng liên quan đến mã DPM (Direct Part Marking). Cùng với đó, chúng tôi còn giới thiệu thêm cho bạn những dòng máy quét có khả năng nhận diện và đọc nhanh các mã DPM hiện nay. Nếu như còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp mà liên quan đến mã DPM và máy quét mã vạch DPM thì bạn có thể liên hệ đến Hotline 0906 645 569 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên Vinpos.

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

CÂN ĐIỆN TỬ TÍNH TIỀN IN TEM NHÃN DÁN GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG
CÂN ĐIỆN TỬ TÍNH TIỀN IN TEM NHÃN DÁN GIÁ TỐT, CHẤT LƯỢNG

1085 Lượt xem

Để tối ưu hóa quá trình cân và quá trình ghi nhận kết quả được diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn thì hiện nay người dùng đang dần thay thế cân truyền thống thành những cân điện tử hiện đại. Trong nhiều dòng cân điện tử khác nhau đang có mặt trên thị trường thì loại cân điện tử tính tiền in tem nhãn dán là loại cân được sử dụng thông dụng nhất tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Vậy bạn biết gì về chiếc cân này? Xem bài viết để có được những thông tin hữu ích nhất nhé!
Máy in mã vạch và máy in hóa đơn: So sánh, chọn mua?
Máy in mã vạch và máy in hóa đơn: So sánh, chọn mua?

124 Lượt xem

Lựa chọn giữa máy in mã vạch và máy in hóa đơn là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành và chi phí của doanh nghiệp. Mặc dù có vẻ ngoài tương đồng, chúng là hai thiết bị chuyên dụng với những khác biệt cốt lõi. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết từng khía cạnh, giải đáp các thắc mắc thường gặp và đưa ra khuyến nghị lựa chọn phù hợp cho từng mô hình kinh doanh.
TEM NHÃN NGÀNH ĐIỆN TỬ, LINH PHỤ KIỆN VÀ DECAL IN TEM PHÙ HỢP
TEM NHÃN NGÀNH ĐIỆN TỬ, LINH PHỤ KIỆN VÀ DECAL IN TEM PHÙ HỢP

2455 Lượt xem

Ngày nay, để quản lý hiệu quả số lượng lớn các linh phụ kiện cũng như các thiết bị điện tử trong ngành điện tử thì phần lớn người dùng đều ưu tiên lựa chọn tem nhãn chuyên dụng. Vậy bạn biết gì về tem nhãn ngành điện tử? Với tem này có yêu cầu gì khác biệt so với những tem nhãn khác hay không? Và đâu sẽ là chất liệu decal lý tưởng để tạo ra tem nhãn ngành điện tử? Mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải quyết chi tiết tại ngay bài viết này!
SO SÁNH MÁY QUÉT MÃ VẠCH KHÔNG DÂY BLUETOOTH VÀ MÁY KIỂM KHO
SO SÁNH MÁY QUÉT MÃ VẠCH KHÔNG DÂY BLUETOOTH VÀ MÁY KIỂM KHO

912 Lượt xem

Để việc quản lý, kiểm kho hàng hóa tại các cửa hàng, doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, chính xác thì việc sử dụng máy quét mã vạch không dây Bluetooth và máy kiểm kho là 2 phương pháp được đánh giá cao hiện nay. Và để phân biệt được công dụng của 2 chiếc máy này cũng như sự ứng dụng phù hợp của thiết bị đối với từng doanh nghiệp thì bạn đừng bỏ lỡ bài chia sẻ ngày hôm nay nhé!
Hướng dẫn chọn mua đúng máy in mã vạch phù hợp
Hướng dẫn chọn mua đúng máy in mã vạch phù hợp

229 Lượt xem

Chọn mua máy in mã vạch phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Để chọn được máy in phù hợp, bạn có thể thực hiện theo 4 bước sau:
Dùng máy in văn phòng in tem mã vạch? Rủi ro và sự thật
Dùng máy in văn phòng in tem mã vạch? Rủi ro và sự thật

386 Lượt xem

Trong quản lý vận hành, việc sử dụng máy in văn phòng để in tem mã vạch là một giải pháp tình thế chứa đựng nhiều rủi ro hơn là lợi ích. Quyết định này không chỉ đe dọa trực tiếp đến tuổi thọ thiết bị mà còn tiềm ẩn các chi phí ẩn, ảnh hưởng đến hiệu suất quét mã và có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Bài viết này sẽ phân tích các vấn đề kỹ thuật và hậu quả kinh doanh một cách ngắn gọn, giúp bạn nhận diện rõ tại sao đầu tư vào máy in chuyên dụng là chiến lược tối ưu và bền vững.
Máy in decal PVC nhựa: Chọn sao cho đúng? Tư vấn A-Z
Máy in decal PVC nhựa: Chọn sao cho đúng? Tư vấn A-Z

213 Lượt xem

Máy in decal PVC nhựa đã ra đời như một giải pháp tối ưu in tem bền bỉ, rõ ràng trong suốt vòng đời sản phẩm. Bài viết này sẽ là kim chỉ nam toàn diện, giúp bạn khám phá từ A-Z về thiết bị này: từ định nghĩa cốt lõi, công nghệ in chuyên biệt, các ứng dụng thực tiễn trong đa dạng ngành nghề, lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho doanh nghiệp, cho đến việc phân loại các dòng máy phổ biến và giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
CÁCH KẾT NỐI MÁY QUÉT MÃ VẠCH VỚI EXCEL NHANH CHÓNG
CÁCH KẾT NỐI MÁY QUÉT MÃ VẠCH VỚI EXCEL NHANH CHÓNG

6908 Lượt xem

Nhằm mục đích nâng cấp hiệu suất làm việc cũng như tiết kiệm được thời gian trong thao tác nhập liệu để thực hiện được các nghiệp vụ tiếp theo như xử lý, báo cáo tại ứng dụng Excel nhanh hơn thì phần lớn người dùng hiện nay đều lựa chọn kết nối máy quét mã vạch trực tiếp với excel để dữ liệu được hiển thị ngay trên ứng dụng một cách nhanh chóng. Vậy đâu sẽ là cách kết nối máy quét mã vạch với Excel mà bạn cần biết? Cùng theo dõi để có được những thông tin chi tiết nhất nhé!