NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CẤU TẠO MÁY IN MÃ VẠCH CHO NGƯỜI MỚI
Bạn có biết máy in mã vạch được cấu tạo như thế nào không? Trên thực tế, thì rất ít người dùng, người mua quan tâm đến cấu tạo máy in mã vạch. Tuy nhiên, việc nhận biết cấu tạo máy lại quan trọng vì nó sẽ giúp người dùng sử dụng, lắp đặt, thao tác máy nhanh chóng, dễ dàng hơn mà không cần phải hỗ trợ quá nhiều từ kỹ thuật. Và ở bài viết này, Vinpos tổng hợp và chia sẻ về “Những điều cần biết về cấu tạo máy in mã vạch cho người mới” cùng tham khảo ngay nhé!
Máy in mã vạch là gì?
Tóm tắt đơn giản, dễ hiểu thì máy in mã vạch là thiết bị ngoại vi có chức năng chính là in ấn thông tin, dữ liệu lên trên các bề mặt tem nhãn dán (loại giấy in được bế sẵn lớp keo) theo mong muốn thực tế của người dùng.
>>> Để biết thêm nhiều thông tin về máy in mã vạch thì người dùng hãy tham khảo thêm bài chia sẻ sau:
Máy in mã vạch là gì? Những điều cần biết.
Cấu tạo máy in mã vạch
Tuy được sản xuất bởi nhiều thương hiệu khác nhau, sở hữu kiểu dáng, kích thước và cách thức thiết lập máy cũng hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng về cấu tạo máy in mã vạch bên trong thì dường như đều có sự giống ở một số bộ phận chính, cụ thể là:
- Print head - đầu in mã vạch: Đây là bộ phận quan trọng nhất có giá trị từ ⅓ tới ⅔ giá trị toàn máy in. Bộ phận này thường được trang bị gần với các nút ấn và màn hình tương tác người dùng. Đóng vai trò làm nóng chảy mực in/ đốt nóng mùn than để tạo thông tin, hình ảnh lên bề mặt giấy in nhờ các điểm đốt nóng cực nhỏ được trải trên toàn bộ bề mặt đầu in. Đầu in mã vạch sử dụng đơn vị DPI (dot per inch) để thể hiện độ phân giải của mình, trong đó DPI càng càng cho hình ảnh in càng sắc nét và có giá trị càng cao.
Đầu in mã vạch
- Hệ thống đèn LED cảnh báo người dùng: Đèn báo nguồn, đèn báo trạng thái hoạt động (Online/Power Indicator), đèn báo lỗi (Error Indicator),... với các màu sắc khác nhau giúp người dùng thuận tiện nhận diện tình huống máy.
Hệ thống đèn chỉ báo người dùng
- Hệ thống nút ấn: Nút FEED đa năng, nút điều hướng lên xuống trái phải, menu, … cho phép người dùng thao tác điều hướng, thiết lập máy in.
Hệ thống nút bấm
- Màn hình LCD (có ở một số dòng máy in, thay thế hoặc đồng trang bị cùng hệ thống nút ấn)
Màn hình LCD
- Các cổng giao tiếp với máy tính: Hầu hết đều được đặt ở sau lưng thiết bị, vừa tiết kiệm không gian làm việc lại thuận tiện cho quá trình kết nối - in ấn (không bị vướng dây dẫn). Một số cổng tiêu biểu: USB, LAN, RS-232, Serial,...
>>> Tham khảo thêm:
Các chuẩn kết nối trong máy in tem nhãn mã vạch bạn cần biết!
- Công tắc nguồn: Thường được thiết kế dạng nút bập bênh nằm cạnh hệ thống cổng kết nối. Hỗ trợ bật - ngắt nguồn điện mà không cần rút dây nguồn.
Cổng kết nối và công tắc
- Label Presence Sensor - cảm biến tem nhãn: Hỗ trợ nhận biết sự xuất hiện của khu vực giấy in trong quá trình in ấn. Ở decal giấy in mã vạch, con tem sẽ được bế theo các kích thước khác nhau và thường được ngăn cách bởi khoảng trắng không có giấy in từ 1 tới 3mm, nên khi in tem cảm biến sẽ giúp máy hiểu lúc nào nên bắt đầu in con tem mới nhanh chóng nhất.
Mắt cảm biến (Mắt đọc)
- Paper Roll Spindle - Trục quay của cuộn tem nhãn: Trục để lắp đặt cuộn tem in.
- Peel-off Spindle: Trục quay của hệ thống xé nhãn
- Peel-off Roller: Con quay nhỏ dùng để cán giấy tem nhãn phẳng ra.
- Peel-off Roller Lever: Đòn bẩy con lăn được sử dụng để thao tác bóc tem nhãn tự động.
- Ribbon supply hub/ Ribbon supply spindle: Trục quay để lắp đặt cuộn mực in tem (ruy băng).
- Ribbon take-up hub/ Ribbon rewind spindle: Trục quay để thu lại cuộn mực sau khi in.
Trục lắp giấy, mực và trục thu mực
Các phụ kiện, vật liệu cần có cho máy in mã vạch:
- Máy vi tính
- Phần mềm thiết kế mã vạch.
- Cable giao tiếp máy in và máy tính.
Vật liệu và phụ kiện đính kèm
Lợi ích từ cấu tạo máy in mã vạch mang lại
- Do sở hữu cấu tạo đặt biệt, nên thay vì phải dùng decal tờ, mực nước như những máy in thông thường, thì với máy in mã vạch lại có sự khác biệt hoàn toàn khi sử dụng decal in tem và mực in đều ở dạng cuộn. Cũng nhờ đặc điểm này mà khả năng in ấn tem nhãn của thiết bị có sự vượt trội hơn hẳn về tốc độ, hỗ trợ in ấn nhanh chóng, in liên tục và cho ra lượng tem nhãn lớn, đáp ứng đủ và dư cho nhu cầu sử dụng tem của người dùng, là giải pháp cải thiện hiệu suất làm việc hiệu quả của mọi cửa hàng, tổ chức, doanh nghiệp.
- Không chỉ thế, ở máy in mã vạch còn được trang bị thêm cho bộ phận cảm biến tem nhãn hiện đại (Label Presence Sensor) giúp thiết bị nhận diện khổ giấy in đang được lắp ráp trong máy chính xác, tự động từ đó hạn chế tình trạng in ấn bị lệch, lỗi.
Tư vấn chi tiết, cụ thể về máy in mã vạch giá tốt
Với phần cấu tạo máy, Vinpos gần như đã triển khai khá đầy đủ về các bộ phận ở bên trong máy rồi, tuy nhiên để được tư vấn chi tiết hơn về một model cụ thể mà bạn hiện đang quan tâm thì hãy liên hệ nhanh đến Hotline 0906 645 569 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ chuyên viên nhé!
Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu, nếu như bạn có nhu cầu muốn mua máy in mã vạch thì có thể cân nhắc và lựa chọn Vinpos. Vì đây là công ty chuyên phân phối, cung cấp đến người dùng những thiết bị mã vạch chính hãng từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như Zebra, RING, Honeywell, GoDEX,...
Không chỉ đảm bảo hàng hóa chất lượng, khi mua hàng tại Vinpos bạn còn nhận được những chính sách đặc biệt khác như:
- Giá thành đầu tư sản phẩm tiết kiệm hơn so với những nhà cung cấp khác.
- Đảm bảo các chính sách bảo hành theo hãng.
- Có hỗ trợ kỹ thuật. Cam kết giải quyết kỹ thuật nhanh chóng khi thiết bị có vấn đề.
- Tặng kèm cho phần mềm thiết kế tem nhãn có giá trị sử dụng trọn đời.
Hãy liên hệ ngay tới Hotline 0906 645 569 Vinpos để được tư vấn chi tiết.
VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/
Sản phẩm liên quan
Xem thêm