MÁY IN MÃ VẠCH - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI MUA?
Máy in mã vạch đã không còn là cái tên xa lạ với người dùng sử dụng tem nhãn nữa. Để có được những tem dán mã vạch dùng để đính trên hàng hóa thì chắc chắn phải cần có sự góp mặt của thiết bị này. Vậy muốn sở hữu được một máy in chất lượng cũng như phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình thì cần tìm hiểu những gì? Vinpos sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho mọi người thông qua bài viết này.
Máy in mã vạch là gì?
Máy in mã vạch (còn được gọi là máy in tem nhãn, máy in barcode,..) là một thiết bị được dùng trong việc in ấn những thông tin mà người dùng thiết kế ra và muốn thể hiện trên tem nhãn bao gồm những con số, con chữ, mã vạch,... Tùy theo lượng thông tin mà doanh nghiệp muốn in ấn mà doanh nghiệp cần chọn lựa cho mình dòng máy phù hợp riêng.
>>> Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay Hotline 0906 654 569 Vinpos Việt Nam để nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên.
Các dòng máy in mã vạch được phân loại như thế nào?
Vì sự đa dạng của máy in tem nhãn và để tránh gây ra khó khăn khi tìm hiểu, mua sắm của khách hàng, chúng tôi phân loại chúng như sau:
Phân loại theo công nghệ in:
Hiện nay, máy in mã vạch có 2 công nghệ in ấn phổ biến nhất chính là công nghệ in nhiệt trực tiếp và công nghệ in nhiệt gián tiếp.
Máy in mã vạch nhiệt trực tiếp:
- Là máy in mã vạch không cần dùng mực hoặc ribbon trong quá trình in ấn. Loại giấy in sử dụng cho máy in tem nhãn này là giấy cảm nhiệt do trong nó có có phủ một lớp hóa chất. Khi có tác dụng nhiệt qua đầu in nhiệt nó sẽ trực tiếp làm lớp hóa chất thay đổi và hiển thị những thông tin cần in ấn lên bề mặt tem nhãn. Do loại giấy này khá nhạy cảm với nhiệt nên ở nhiệt độ, ánh sáng quá mức sẽ làm mờ dần những thông tin, gây khó khăn trong việc đọc cũng như quét mã vạch sau này.
- Công nghệ in nhiệt trực tiếp này phù hợp cho ứng dụng in tem nhãn trà sữa, tem thực phẩm, các tem nhãn sử dụng trong ngắn ngày...
Máy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp:
- Với máy in truyền nhiệt này, đầu in nhiệt không còn tiếp xúc trực tiếp với tem nhãn cảm nhiệt nữa mà thay vào đó, đầu in có nhiệm vụ đốt nóng và làm mực tan chảy, mực này sẽ bám lên tem nhãn thành những thông tin mà người dùng muốn in ấn. Tem nhãn được in nhiệt gián tiếp sẽ bền hơn, giữ được thông tin tốt hơn vì nó không bị chịu ảnh hưởng quá nhiều vào điều kiện thời tiết. Không chỉ vậy nó còn có thể in màu, in hình ảnh và in được trên nhiều chất liệu tem nhãn khác nhau (decal giấy, decal PVC, tem xi bạc, tem nhãn vải,..).
- Các ngành nghề phù hợp với công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp như tem vận chuyển, tem mã vạch quản lý sản phẩm tại cửa hàng, kho bãi,...
>>> Nếu chưa hiểu rõ, còn thắc mắc thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay Hotline 0906 645 569. Vinpos Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn.
Phân loại theo khả năng và công suất in:
Máy in mã vạch để bàn:
- Là loại máy có chi phí đầu tư tiết kiệm và được thiết kế tối ưu với kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ phù hợp với mọi không gian khác nhau như bàn làm việc, quầy thanh toán,...Tốc độ in ấn và hiệu suất máy ở mức độ trung bình. Máy in mã vạch để bàn thường có độ phân giải là 230dpi và 300dpi, độ rộng in thông dụng nhất là 4 inch nhằm đem lại chất lượng hình ảnh đẹp mắt và chuẩn nét.
- Thiết bị này thường được áp dụng cho các hoạt động bán lẻ như cửa hàng, shop quần áo và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,...
Máy in tem mã vạch để bàn
Máy in mã vạch công nghiệp:
- So về kích thước thì máy in mã vạch công nghiệp hơi to hơn so với máy in để bàn. Công suất vận hành của dòng máy này lớn, một số loại máy có thể hoạt động 24/7 mà không gây ra gián đoạn gì. Chất lượng tem nhãn vẫn rõ ràng, sắc nét dù khi in ấn với số lượng lớn, in liên tục. Có các lựa chọn kèm theo nếu người dùng có nhu cầu muốn đặt thêm cho máy các chế độ tự động cắt, tự động bóc tem để hỗ trợ người vận hành lẫn doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình in ấn, sử dụng tem nhãn.
- Thông thường, các dòng máy này được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất lớn, các doanh nghiệp có quy mô lớn,...
Máy in tem nhãn mã vạch công nghiệp
Máy in mã vạch di động:
- Để phục vụ cho tính chất công việc di chuyển bên ngoài nên máy in mã vạch di động được cho ra đời với thiết kế vô cùng gọn, nhẹ nhàng, với kết nối không dây linh hoạt, thuận tiện cho việc mang theo để sử dụng mọi lúc mọi nơi. Máy in này được tối ưu hóa hiệu suất sử dụng pin cùng với việc mở rộng dung lượng pin để cho người dùng không phải lo lắng cho việc hết pin giữa chừng. Ở một số dòng máy in di động vừa có thể để in mã vạch và vừa có thể in cả bill.
- Dòng máy in này được ứng dụng trong các hoạt động in bill, in tem nhãn cho các ngành điện, nước, vận chuyển, giao nhận...
Máy in tem nhãn di động
>>> Liên hệ ngay Hotline 0906 645 569 Vinpos Việt Nam để nhận được giải đáp chi tiết.
Những thông số cơ bản cần được quan tâm của máy in mã vạch?
Trước khi chúng ta quyết định mua một sản phẩm, chắc chắn cần phải tìm hiểu đến những thông số của máy để xem khả năng hoạt động, tính chất máy có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình hay là không.
Dưới đây là những thông số cần biết của máy in mã vạch:
Độ phân giải:
Là số điểm đốt trên một inch (dpi). Hiện nay, độ phân giải thông dụng nhất của các máy in là 203, 300 và 600 dpi. Nhiều độ phân giải để cho khách hàng có thể đưa ra nhiều sự lựa chọn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Chỉ số dpi của máy càng cao nghĩa là điểm chấm mực trên mỗi inch càng dày thì khi in chữ sẽ càng sắc nét, rõ ràng và mịn hơn. Không chỉ vậy, dpi càng cao thì giá cũng sẽ đắt hơn.
Tốc độ in:
Tốc độ in của máy in mã vạch được quy về đơn vị IPS (inch per second). Thông số này thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây. Muốn in được số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất cần phải chọn máy có tốc độ cao chẳng hạn như máy in tem nhãn công nghiệp sẽ có tốc độ in nhanh hơn so với máy in để bàn công suất nhỏ. Đây cũng là yếu tố được cho là quan trọng để cho khách hàng có thể lựa chọn.
Bộ nhớ máy:
Bộ nhớ của máy in bao gồm có 2 phần:
- RAM (nhận lệnh in từ máy tính).
- Bộ nhớ Flash (lưu các thông tin như quy cách con tem, hình ảnh dạng số, font chữ sử dụng).
Máy in mã vạch phải có tối thiểu từ 2- 4MB SDRAM thì có đáp ứng nhu cầu in ấn ở mức độ trung bình.
Công nghệ in:
Hiện tại, có 2 công nghệ in phổ biến là:
Công nghệ in trực tiếp: Khi in không cần phải sử dụng mực in hay ribbon. Đầu in được đốt nóng và tiếp xúc trực tiếp với giấy in để tạo nên thông tin thông qua giấy cảm nhiệt.
Công nghệ in truyền nhiệt gián tiếp: Đầu in được đốt nóng và tiếp xúc trực tiếp với mực in mã vạch và làm tan chảy và dính trên bề mặt của giấy in.
Máy in truyền nhiệt gián tiếp có thể dùng công nghệ in trực tiếp được luôn.
Cổng kết nối:
Máy in mã vạch được sản xuất tích hợp với nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu mạng cơ sở dữ liệu. Các cổng kết nối thông dụng như USB, RS232, LAN,..kết nối không dây như Wifi, Bluetooth.
Độ rộng in:
Được xem là độ rộng của đầu in. Với các đầu in khác nhau có thể in ấn được các kích thước tem nhãn khác nhau. Các kích cỡ đầu in thông dụng là 4 inch, 6 inch, 8 inch,..
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn biết rõ hơn về máy in mã vạch này. Nếu như còn gì thắc mắc, chưa rõ thì bạn đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay Hotline 0906 645 569 Vipos Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp và xây dựng giải pháp dựa trên nhu cầu thực tế để bạn có thể lựa chọn thiết bị máy đọc barcode phù hợp.
VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/
Xem thêm