SO SÁNH ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA THẺ MIFARE VÀ PROXIMITY

Thẻ Mifarethẻ Proximity là 2 dạng thẻ đặc trưng của loại thẻ chip cảm ứng, hiện đang được ứng dụng khá phổ biến vào trong quản lý ra vào, máy chấm công, thẻ thang máy,...Tuy cùng chung là dạng thẻ chip nhưng ở 2 loại thẻ này đều có những đặc điểm riêng và khác biệt nhau. Vậy đâu sẽ là điểm khác biệt mà bạn cần biết? Xem ngay bài viết để có câu trả lời cụ thể nhất. 

Thẻ Proximity là gì?

Thẻ Proximity (Proximity Card) là loại thẻ nhựa PVC thông minh được biết đến với tên gọi khác là thẻ cảm ứng, thẻ không tiếp xúc. Đây là loại thẻ ứng dụng công nghệ RFID; công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến.

Proximity Card chỉ cung cấp tính năng đọc và không có bộ nhớ dữ liệu nên chỉ sử dụng cho nhận dạng và xác thực.

Và hiện nay, thẻ cảm ứng Proximity được dùng để làm thẻ ID, thẻ chấm công, thẻ nhân viên, thẻ chìa khóa ra vào tòa nhà, công ty,...thuận cho việc ra vào, tiết kiệm thời gian.

Thẻ Proximity có cấu tạo là một thẻ nhựa và ở bên trong thẻ nhựa có gắn một con chíp điện tử chứa bộ nhớ và một ăng-ten cho phép con chip có thể giao tiếp từ xa với đầu đọc thẻ. 

Tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của thẻ Proximity: 

- Tiêu chí kỹ thuật: Thông số proximity card

Tần số: 125 kHz

Khoảng cách thẻ đến đầu đọc: 20 - 50mm

Kích thước tiêu chuẩn: 86.0 x 54.0 x 0.76 mm

Thời gian đọc thẻ: 1-2 ms

Môi trường nhiệt độ: 10ºC -85ºC

Thẻ Proximity vinpos

Thẻ Proximity

>>> Nếu bạn vẫn còn điều gì đó thắc mắc chưa hiểu rõ thì hãy liên hệ qua Hotline 0906 645 569 để nhận tư vấn chi tiết nhất từ nhân viên.

Thẻ Mifare là gì?

Thẻ Mifare (Mifare Card) là loại thẻ dùng để kiểm soát an ninh được phát triển bởi NXP Semiconductors. Đây là loại thẻ được phát triển dựa trên công nghệ chip Mifare độc quyền theo tiêu chuẩn ISO/IEC 14443 loại A, tần số 13,56 MHz, là thẻ thông minh không tiếp xúc tiêu chuẩn, có khả năng lưu trữ dữ liệu lên đến 10 năm và cho phép đọc, ghi tới 100.000 lần.

Thẻ Mifare thường được sử dụng như thẻ thanh toán, thẻ chấm công, kiểm soát ra vào trong bãi đỗ xe thẻ thu phí phương tiện cầu đường..

Cấu trúc của Mifare Card gồm 4 lớp với chất liệu chính là nhựa trắng PVC nên thẻ có độ dẻo, độ bền cao. Thẻ được in theo công nghệ hiện đại, chống thấm nước, chống nhòe, đem lại tính thẩm mỹ cao.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của thẻ chip cảm ứng Mifare:

Tần số thẻ hoạt động: 13,56 MHz.

Khoảng cách đọc: 0 – 10 cm.

Kích thước thẻ: 86.0 x 54.0 x 0.81mm.

Thời gian đọc/ghi: 1-2 ms

Số lần đọc/ghi: 100.000 lần

Dung lượng dữ liệu: 512 byte (Mifare Ultralight), 1K (Mifare S50), 4K (Mifare S70).

Thẻ Mifare vinpos

Thẻ Mifare

Điểm giống nhau giữa thẻ Proximity và Mifare

Vì cùng là một loại thẻ chip nên về cơ bản thẻ Proximity và thẻ Mifare cũng sẽ có những điểm giống nhau, cụ thể là:

- Kích thước thẻ tiêu chuẩn quốc tế 86mm x 54mm.

- Đều truyền dữ liệu thông qua sóng vô tuyến.

- Giữa 2 lớp nhựa của thẻ đều được cấu tạo cho bảng vi mạch.

- Với công nghệ thẻ cảm ứng cho phép bạn nhận diện, xác thực hay thực hiện giao dịch thanh toán bằng cách giao tiếp từ xa với đầu đọc thẻ, chứ không cần phải cắm vào rút ra như công nghệ thẻ từ.

- Chất liệu để tạo nên 2 loại thẻ này đó chính là nhựa PVC.

So sánh điểm khác nhau giữa thẻ Proximity và Mifare

Thẻ Proximity Thẻ Mifare
Tần số Tần số 125kHz.
Giống với một số thẻ khác, đó là: EM, thẻ Indala, thẻ HID Prox

 
Tần số 13.56mHz.
 Giống với một số loại thẻ: iClass, thẻ iClass SE, thẻ Felica...

 
Bộ nhớ Không có bộ nhớ lưu trữ thông tin Có bộ nhớ lưu trữ dữ liệu. Và dung lượng lưu trữ từ 512B đến 4KB
Đọc/Ghi Chỉ để đọc. Không thể ghi dữ liệu hay tái sử dụng. Thẻ đọc. Có thể xóa dữ liệu và ghi mới 100.000 lần.
Khoảng cách đọc 20mm ~ 50mm 20mm ~ 100mm
Tính bảo mật Thấp hơn. 
Mã cố định, không thể thay đổi.    
Cao hơn. Dữ liệu được mã hóa ngẫu nhiên bằng số nhị phân theo định dạng 32 bit.
  Chức năng   Dùng để nhận diện (identification), xác thực (authentication) chủ sở hữu thẻ. Dùng làm thẻ nhận diện, thẻ xác thực, thẻ thanh toán trả trước (pre-paid).
 Ứng dụng Thẻ ID, thẻ chấm công, thẻ nhân viên, thẻ chìa khóa ra vào tòa nhà, công ty,.. - Thẻ ra vào
- Thẻ xác thực
- Thẻ thanh toán 
Nhận biết - Con chíp (microchip) hình tròn hoặc chữ nhật được gắn giữa 2 lớp trên và dưới của thẻ nhựa.
- Có mã ID từ 10-18 chữ số được in trên bề mặt thẻ
- Bảng vi mạch (microchip) được thiết kế thành đường viền chữ nhật chạy ẩn xung quanh chiếc thẻ.
- Trên bề mặt thường không in mã số thẻ.
Chi phí Rẻ hơn Đắt hơn

Vinpos cung cấp thẻ Proximity, Mifare chất lượng, giá ưu đãi

Hiện nay, để nâng cao sự hiện đại trong cuộc sống, người dùng đang dần thay thế và sử dụng thẻ chip cảm ứng thay cho các thẻ từ. Vì thế, các thẻ Proximity và thẻ Mifare đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Tại đây, Vinpos cung cấp đầy đủ các thẻ Proximity, Mifare chất lượng với giá ưu đãi, kèm theo đó chúng tôi còn phân phối thêm các thiết bị mã vạch cũng như các giải pháp mã vạch chuyên nghiệp.

Và để được tư vấn nhanh, báo giá lẹ thì hãy liên hệ qua Hotline 0906 645 569 để nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên. 

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn


Tin tức liên quan

TEM NHÃN VẢI - VẬT LIỆU IN ẤN DÀNH RIÊNG CHO NGÀNH MAY MẶC
TEM NHÃN VẢI - VẬT LIỆU IN ẤN DÀNH RIÊNG CHO NGÀNH MAY MẶC

2914 Lượt xem

Tem nhãn vải hay còn được gọi là tem nhãn mác - đây là loại tem đặc biệt được sản xuất và dành riêng cho ngành may mặc. Thông thường bạn sẽ nhận thấy được sự xuất hiện của tem vải này ở hầu hết các sản phẩm quần áo, những sản phẩm thời trang hiện nay. Và để biết cũng như hiểu rõ hơn về loại tem nhãn này thì bạn đừng bỏ lỡ bài chia sẻ của ngày hôm nay nhé! 
MÃ VẠCH MSI PLESSEY LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT!
MÃ VẠCH MSI PLESSEY LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT!

910 Lượt xem

Nói về các dạng mã vạch thì mã MSI Plessey cũng là một trong những dạng mã vạch được ứng dụng quản lý hàng tồn kho trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên sẽ không được phổ biến như mã vạch EAN hay UPC. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu cụ thể hơn về loại mã vạch này thì hãy đến ngay cùng chia sẻ “Mã vạch MSI Plessey là gì? Những điều có thể bạn cần biết!” ngay sau đây!
CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỌN MUA NGĂN KÉO ĐỰNG TIỀN THU NGÂN
CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỌN MUA NGĂN KÉO ĐỰNG TIỀN THU NGÂN

649 Lượt xem

Ngăn kéo đựng tiền thu ngân - Giải pháp quản lý tiền mặt hữu dụng nhất hiện nay mà mọi cửa hàng, siêu thị đều đang ứng dụng vào trong hoạt động thanh toán. Vậy để lựa chọn được chiếc ngăn kéo đựng tiền phù hợp thì bạn cần lưu ý những điều gì về thiết kế, kích thước, cổng kết nối,..? Và để có sự giải đáp chi tiết nhất thì hãy xem ngay bài chia sẻ những kinh nghiệm mua hàng này ngay nhé!
7 LỢI ÍCH KHI TRANG BỊ MÁY BÁN HÀNG POS
7 LỢI ÍCH KHI TRANG BỊ MÁY BÁN HÀNG POS

1303 Lượt xem

Bạn sẽ nhận được gì khi sử dụng máy bán hàng POS cho cửa hàng kinh doanh của mình? Liệu thiết bị này có giúp bạn tối ưu hóa đơn giản được mọi quy trình từ bán hàng cho đến quản lý hay không? Và đâu sẽ là những lợi ích thực tế mà thiết bị bán hàng này sẽ mang lại? Thì ở bài viết sau đây, Vinpos sẽ chia sẻ đến bạn 7 lợi ích của việc sử dụng máy POS bán hàng hiện nay.
MÃ VẠCH SINGAPORE LÀ BAO NHIÊU? CHECK MÃ VẠCH BẰNG SINGAPORE
MÃ VẠCH SINGAPORE LÀ BAO NHIÊU? CHECK MÃ VẠCH BẰNG SINGAPORE

2765 Lượt xem

Ngoài việc xác định nguồn gốc xuất hàng hóa thông qua những thông tin được thể hiện trên bao bì sản phẩm thì người tiêu dùng còn có thể nhận diện dựa trên mã số của mã vạch. Phần lớn những đầu số của mã vạch các nước đều biểu thị cho mã quốc gia của sản phẩm. Vậy bạn có biết đầu số mã vạch Singapore là bao nhiêu không? Và đâu là cách đọc mã số mã vạch hàng Singapore hiệu quả? Mọi thông tin đều sẽ được trình bày rõ ở bài viết dưới đây.
SO SÁNH MÁY IN TEM NHÃN VÀ MÁY IN GIẤY A4 VĂN PHÒNG
SO SÁNH MÁY IN TEM NHÃN VÀ MÁY IN GIẤY A4 VĂN PHÒNG

1033 Lượt xem

Đâu sẽ là điểm khác biệt giữa máy in tem nhãn và máy in giấy A4 văn phòng mà bạn cần biết đến? Đây là 2 dòng máy in đang được sử dụng khá là phổ biến hiện nay với cùng chức năng in ấn và tạo ra những thông tin mà người dùng yêu cầu. Tuy cùng có chung một chức năng nhưng so về tính chuyên dụng cho mỗi nhu cầu, công nghệ in, tốc độ và những vật tư đi kèm thì 2 dòng máy này có điểm khác biệt rất lớn. Để được rõ hơn về vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ ở dưới đây nhé!
Máy in mã vạch là gì? Ứng dụng trong các ngành nghề
Máy in mã vạch là gì? Ứng dụng trong các ngành nghề

111 Lượt xem

Máy in mã vạch là thiết bị chuyên dụng dùng để in thông tin (mã vạch, chữ, số, hình ảnh) lên tem nhãn. Sử dụng công nghệ in nhiệt, máy in mã vạch có hai loại chính: in nhiệt trực tiếp (không cần mực) và in truyền nhiệt gián tiếp (sử dụng ribbon mực).
Hướng dẫn cách thay mực máy in mã vạch chi tiết nhất
Hướng dẫn cách thay mực máy in mã vạch chi tiết nhất

21 Lượt xem

Việc thay mực máy in mã vạch tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ để đảm bảo máy in hoạt động trơn tru và cho ra những bản in tem nhãn sắc nét. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách thay mực máy in mã vạch với 5 bước cơ bản: