MÃ ITF (INTERLEAVED 2 OF 5)? THÔNG TIN BẠN CẦN BIẾT!

Bạn hiểu gì về mã ITF (Interleaved 2 of 5)? Khái niệm? Ứng dụng? Ưu - nhược điểm của mã này? Và đâu sẽ là những thông tin hữu ích bạn cần nắm bắt? Tại bài viết hôm nay, Vinpos sẽ đem đến cho bạn những câu trả lời thỏa đáng nhất, đúng đắn nhất nên đừng bỏ lỡ bài chia sẻ này!
 

Mã ITF (Interleaved 2 of 5) là gì?

Interleaved 2 of 5

Mã IFT (Interleaved 2 of 5) sẽ là chữ số mã hóa mã vạch có hai chiều rộng liên tục. Với mã này bạn có thể mã hóa thông tin với độ dài bất kỳ, miễn là trong mã phải đảm bảo có 1 số chẵn.

Interleaved 2 of 5 là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. ITF mã hóa các cặp chữ số, chữ số đầu tiên được mã hóa trong năm vạch (được hiểu là dòng màu đen), trong khi chữ số thứ hai được mã hóa trong năm dấu cách (hiểu là dòng màu trắng) xen kẽ với chúng. Và cứ 5 thanh thì có 2 thanh là rộng.  Đây cũng là bắt nguồn cho tên gọi Interleaved 2 of 5.

Mã IFT (Interleaved 2 of 5) thường được nhà sản xuất dùng để dán trên bao bì giúp kiểm soát hàng hóa phân phối, lưu kho, nhận dạng kho hàng; vận chuyển container,...

Mã IFT (Interleaved 2 of 5) vinpos

Mã IFT (Interleaved 2 of 5)

ITF-14

ITF-14 là do GS1 triển khai Interleaved 2 of 5 để mã hóa Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN (Global Trade Item Number). ITF-14 sẽ luôn mã hóa 14 chữ số.

Công cụ GS1 GEPIR có thể được sử dụng để tìm ra nhận dạng công ty cho một GTIN-14 nhất định được mã hóa trong Biểu tượng ITF-14. Viền đen dày xung quanh biểu tượng được gọi là Bearer Bar, dùng để cân bằng áp suất do tấm in tác dụng lên toàn bộ bề mặt của biểu tượng và để nâng cao độ tin cậy của việc đọc bằng cách giúp giảm xác suất đọc sai xảy ra khi mã vạch được quét ở một góc quá lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp như “quét ngắn” thì Bearer Bar là không cần thiết với ITF-14.

Interleaved 2 of 5 được ứng dụng ra sao?

Mã vạch ITF thường được sử dụng cho mục đích phân phối và nhận dạng kho hàng. Vì loại mã vạch này có thể xử lý dung sai cao, phù hợp in trên các bìa cứng. Nên chúng thường được sử dụng để xác định các thùng hoặc thùng carton có chứa các mặt hàng, các sản phẩm bên trong được dán nhãn UPC hoặc EAN của riêng chúng. Để giúp quản lý và theo dõi hàng hóa trong việc lưu kho, vận chuyển container,...

>>> Xem thêm:

UPC code

EAN code

Ngoài ra, chúng thường được sử dụng với mục đích thương mại trên các nhãn phim 135. Trên hộp phim 135 (35 mm), Interleaved 2 of 5 được sử dụng để xác định nhà sản xuất, loại phim, số lần phơi sáng và thông tin độc quyền.

Sự khác biệt giữa ITF-14 và Interleaved 2 of 5

Mã vạch ITF-14 hay còn gọi là mã vạch GTIN-14 sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hậu cần. Kệ hậu cần và thùng chính phải được xác định bằng mã định danh GTIN-14. Mã vạch ITF-14 là một trong những mã số thương phẩm toàn cầu. Đây là mã vạch gồm 14 chữ số, sử dụng hệ thống ký hiệu Interleaved 2 of 5 (Interleaved 2 of 5 hoặc ITF). Cấu trúc dữ liệu GTIN-14 bao gồm bốn thành phần:

- Chỉ báo.

- Tiền tố công ty GS1.

- Tham chiếu vật phẩm.

- Chữ số kiểm tra - chữ số.

Các ký hiệu mã vạch ITF-14 bao gồm các Bearer Bar, là các thanh bao quanh bảo vệ hình ảnh mã vạch. Nếu ITF-14 được in trực tiếp trên thùng sóng, nó phải được bao quanh bởi các Bearer Bar này để đảm bảo an toàn cho mã vạch.

Để nói về sự khác biệt giữa ITF-14 và Interleaved 2 of 5 thì chúng ta có thể hiểu rằng ITF-14 là “con”, được xây dựng, phát triển dựa trên việc triển khai Interleaved 2 of 5.

Thông số kỹ thuật của Interleaved 2 of 5

- Mã IFT (Interleaved 2 of 5) bắt đầu bằng một ký tự bắt đầu, để chỉ ra phần đầu của mã. 

- Sau đó đến dữ liệu được mã hóa.

- Tiếp đến là số kiểm tra tùy chọn, chứ không bắt buộc.

- Cuối cùng là ký tự dừng.

Mã vạch ITF chỉ có thể mã hóa một chữ số chẵn, vì mỗi ký tự được tạo thành từ hai chữ số đan xen. Nếu mã có số chữ số lẻ, số 0 sẽ được thêm vào phía trước mã vạch.

Ưu - Nhược điểm của Interleaved 2 of 5

- Ưu điểm:

Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là ở mã này có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không quá lớn. Bằng chứng xác thực là khi mã hóa cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu mã vạch nhỏ gọn đi 1/2 lần so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.

>>> Xem thêm: Code 39

- Nhược điểm: 

Nhược điểm duy nhất ở loại mã này chính là chỉ mã hóa được mỗi chữ số, không mã hóa được chữ cái.

>>> Xem thêm:

Cách tạo mã vạch sản phẩm có thể bạn cần biết!

Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Thông qua bài chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mã IFT (Interleaved 2 of 5). Nếu như còn gì chưa được giải đáp hay bạn muốn mua sắm thiết bị mã vạch chuyên dụng để giải mã cho loại mã này thì hãy nhấc máy liên hệ qua Hotline 0906 645 569 để nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên Vinpos.

>>> Xem thêm: 

Mã vạch là gì? Các loại mã vạch thông dụng bạn cần biết!

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

QR CODE ĐỘNG VÀ TĨNH LÀ GÌ? SO SÁNH, ỨNG DỤNG
QR CODE ĐỘNG VÀ TĨNH LÀ GÌ? SO SÁNH, ỨNG DỤNG

5408 Lượt xem

Ngày nay, mã vạch QR code tồn tại với 2 dạng hoàn toàn khác biệt đó là QR code động và QR code tĩnh. Vậy bạn hiểu gì về 2 dạng mã vạch này? Đặc điểm? Ứng dụng? Cách in ấn tem QR code động và tĩnh hiệu quả? Theo dõi ngay bài chia sẻ để có được những thông tin hữu ích nhất về 2 dạng mã QR code phổ biến này nhé!
DÒNG SÚNG BẮN MÃ VẠCH NÀO CÓ KHẢ NĂNG BỀN CHẮC, HIỆU QUẢ CAO?
DÒNG SÚNG BẮN MÃ VẠCH NÀO CÓ KHẢ NĂNG BỀN CHẮC, HIỆU QUẢ CAO?

199 Lượt xem

Theo bạn thì dòng súng bắn mã vạch nào có khả năng bền chắc và đem lại hiệu quả giải mã cao, phù hợp cho lĩnh vực công nghiệp, sản xuất nhất hiện nay? Đương nhiên đó chính là dòng máy quét mã vạch công nghiệp đang làm mưa làm gió trên thị trường. Vậy ở dòng máy này có những đặc điểm gì nổi bật và đâu là top nhưng máy quét mà bạn nên đầu tư? Hãy theo dõi bài viết này, mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp rõ ràng.  
Máy in tem vải: Giải pháp in ấn hiệu quả ngành may mặc
Máy in tem vải: Giải pháp in ấn hiệu quả ngành may mặc

274 Lượt xem

Máy in tem nhãn vải là thiết bị ngoại vi cho ngành may mặc, giúp doanh nghiệp in ấn các tem nhãn chứa thông tin về sản phẩm, thương hiệu, thành phần chất liệu, hướng dẫn sử dụng và bảo quản trên tem vải. Vậy máy in tem vải được ứng dụng để làm gì? Lợi ích của nó là gì? Những loại máy in tem vải nào tốt nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
GIẢI ĐÁP: MÁY IN THƯỜNG CÓ IN ĐƯỢC DECAL KHÔNG?
GIẢI ĐÁP: "MÁY IN THƯỜNG CÓ IN ĐƯỢC DECAL KHÔNG?"

18833 Lượt xem

Theo bạn nghĩ thì việc sử dụng máy in thường để in decal thay cho máy in tem decal chuyên dụng liệu có được không? Và từ “được” ở đây được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như chất lượng hình ảnh, số lượng decal cũng như sự thuận tiện trước và sau khi in. Và để giải đáp chi tiết hơn cho câu hỏi được đặt ra thì hãy cùng Vinpos tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây nhé!
MÃ VẠCH EAN CODE LÀ GÌ? ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ EAN-8 VÀ EAN-13
MÃ VẠCH EAN CODE LÀ GÌ? ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ EAN-8 VÀ EAN-13

23740 Lượt xem

Mã vạch là dạng ký hiệu đặc biệt được dùng để lưu trữ và truyền tải dữ liệu bằng cách mã hóa những thông tin liên quan đến đối tượng cần được định danh. Trên thị trường hiện nay có vô số dạng mã vạch có khả năng lưu trữ cũng như sự ứng dụng khác nhau. Vậy về mã vạch EAN code thì bạn biết gì về loại mã này? Có những loại mã EAN nào? Và công dụng của mã EAN trong thực tế? Tìm hiểu ngay thông qua chia sẻ sau! 
GIẢI ĐÁP: TẠI SAO CHECK MÃ VẠCH KHÔNG RA?
GIẢI ĐÁP: "TẠI SAO CHECK MÃ VẠCH KHÔNG RA?"

7743 Lượt xem

Khi mua hàng hóa có giá trị lớn, để xác định nguồn gốc xuất xứ cùng tính thật, giả của sản phẩm thì người tiêu dùng thường lựa chọn phương thức check mã vạch. Đây được xem là một trong những cách làm phổ biến vì dễ thực hiện mã vẫn đảm bảo được tính chính xác cao. Tuy nhiên, với một số trường hợp khi check mã vạch kết quả lại không hiện ra như mong đợi? Vậy đâu sẽ là lý do? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Tại sao check mã vạch không ra?” mà bạn không nên bỏ qua. Xem ngay nhé!
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch ra sao?
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch ra sao?

644 Lượt xem

Máy in mã vạch được cấu tạo từ nhiều thành phần quan trọng, mỗi bộ phận đảm nhiệm một vai trò riêng biệt. Các thành phần chính bao gồm:
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MÁY QUÉT MÃ VẠCH KHÔNG DÂY
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG MÁY QUÉT MÃ VẠCH KHÔNG DÂY

821 Lượt xem

Bạn có phân vân giữa việc lựa chọn máy đọc mã vạch có dây và máy đọc mã vạch không dây cho doanh nghiệp mình không? Nếu có, thì hãy theo dõi ngay bài viết này để bạn có thể biết được những lợi ích khi sử dụng máy quét mã vạch không dây này nhé!