CODE 39 LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ SỰ MÃ HÓA CỦA LOẠI MÃ VẠCH NÀY!

Phần lớn người dùng đều biết Code 39 là một dạng mã vạch của 1D, tuy nhiên để nói về khả năng hiểu biết mã vạch này thì chắc hẳn không có nhiều người nắm rõ. Vì thế nên thông qua bài viết hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể hơn về code 39 như thành phần cấu tạo, các loại mã code, cách tạo mã code,... nhằm hỗ trợ, bổ sung thêm kiến thức đến bạn, giúp bạn ứng dụng dễ dàng hơn. Do thế đừng nên bỏ lỡ bài viết này nhé!

Code 39 là gì?

- Code 39 là một dạng mã vạch được phát triển bởi Công ty Cổ phần Intermec vào năm 1974. Ban đầu mã vạch này bao gồm 40 ký tự nhưng sau đó dùng 1 ký tự làm mẫu nên còn 39, đây cũng là lý do có tên gọi Code 39 của ngày hôm nay. Thời gian sau đó, mã vạch này được bổ sung thêm 4 ký tự dấu câu, mở rộng bộ ký tự thành 43 ký tự.

- Bộ ký tự Code 39 bao gồm các ký hiệu mã vạch đại diện cho các con số từ 0 - 9, các chữ cái viết hoa từ A - Z, ký tự khoảng trắng và các ký hiệu đặc biệt (-,., $, /, +,%). Một ký tự bổ sung (ký hiệu là '*') được sử dụng cho cả hai dấu phân cách bắt đầu và dừng.

- Code 39 còn được biết đến với những tên gọi khác như mã vạch 39, mã vạch 3/9, Alpha39, USS Code 39, USD-3.

- Có thể bạn chưa biết, code 39 là loại mã vạch chữ số đầu tiên được phát triển. Tuy không được sử dụng phổ biến như mã vạch UPC hay mã vạch EAN nhưng code 39 vẫn còn được nhiều ngành nghề, lĩnh vực ưa chuộng và không khó để bạn có thể bắt gặp được chúng.


Code 39

>>> Xem thêm:

- Mã vạch UPC

- Mã vạch EAN 

Ưu điểm của Code 39:

- Mã vạch Code 39 là mã vạch có độ dài thay đổi chứ không cố định như UPC và EAN, do đó mã này không bị giới hạn về số lượng ký tự có thể được mã hóa. Giới hạn của mã vạch chỉ được đặt theo kích thước của nhãn. Vì tính linh hoạt như vậy, nên Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất.

- Điểm nổi bật nhất của mã vạch 39 đó là không cần tạo số kiểm tra, nó có thể dễ dàng được tích hợp vào hệ thống in hiện có bằng cách thêm phông chữ mã vạch vào hệ thống hoặc máy in và sau đó in dữ liệu thô bằng phông chữ đó.

Nhược điểm Code 39:

- Song song với ưu điểm thì ở code 39 cũng có một nhược điểm đó chính là mật độ dữ liệu thấp. Điều này đồng nghĩa với việc nó cần nhiều không gian hơn để mã hóa dữ liệu. Vậy nên code 39 sẽ không phù hợp để in ấn, dán tem trên những mặt hàng có kích thước quá nhỏ.

Thành phần cấu tạo nên Code 39 

Mã vạch code 39 cũng được cấu tạo gồm hai phần: 

- Một phần là ký tự số gọi là mã số.

- Một phần là phần sọc đen trắng dành cho thiết bị giải mã đọc, hay còn gọi là mã vạch.

Ở thành phần ký tự số hoàn chỉnh bao gồm một ký tự bắt đầu, các chữ số dữ liệu, một ký tự kiểm tra tùy chọn và một ký tự dừng.

Và để có được thành phần ký tự số, người dùng phải dựa theo mẫu thanh và khoảng trắng, với 3 trong số 9 thanh và khoảng trống là rộng. Thành phần cơ bản như sau:

- Một chữ cái (ký tự) được thể hiện bằng 9 vạch và dấu cách.

Dấu hoa thị (*) được gắn vào phần đầu, phần cuối của mã vạch thể hiện cho ký tự bắt đầu và dừng.

Về khoảng cách giữa các ký tự thì khoảng cách giữa các thanh rộng bằng chiều rộng của thanh hẹp và ngược lại, khoảng cách giữa các thanh hẹp bằng chiều rộng của thanh rộng.

thành phần cấu tạo nên code 39 vinpos

Thành phần cấu tạo nên Code 39

Nói chung, vị trí của hai thanh rộng có thể được coi là mã hóa một số từ 1 đến 10, và vị trí của không gian rộng có thể được coi là phân loại ký tự thành một trong bốn nhóm (từ trái sang phải): 

- Chữ cái (+30): (U – Z).

- Chữ số (+0): (1–9, 0).

- Chữ cái (+10): (A – J)

- Chữ cái (+20): (K – T). 

Ví dụ: chữ P (là chữ cái thứ 16 trong bảng chữ cái) có các thanh của nó được căn chỉnh để đại diện cho số 6 và khoảng trống ở vị trí ngoài cùng bên phải để chọn nhóm Chữ cái (+20).

Khi được biểu diễn dưới dạng chữ số, số "10" được sử dụng để mã hóa số không. Vì chỉ có sáu chữ cái trong nhóm Chữ cái (+30) (chữ cái 30–35, hoặc U – Z), bốn vị trí còn lại trong nhóm này (36–39) được sử dụng để đại diện cho ba ký hiệu (dấu gạch ngang, dấu chấm, dấu cách) cũng như ký tự bắt đầu / dừng.
Hai thanh rộng, trong số năm vị trí có thể, mã hóa một số từ 1 đến 10 bằng cách sử dụng interleaved 2 of 5 barcode với số tương đương sau: 1, 2, 4, 7, 0. Các số được tính tổng lại với nhau. 

>>> Xem thêm: Mã ITF (Interleaved 2 of 5)

Ví dụ: số 6 được mã hóa NWWNN, các thanh rộng chiếm vị trí 2 và 4 (2 + 4 = 6). Trong trường hợp NNWWN là 4 + 7 = 11, nó được gán 0 cho các chữ số (+0) và 10 cho các cột chữ cái (+10 đến +30). Khi mã hóa các chữ cái (+10 đến +30), phương trình cần thêm "−1" để 'A' là WNNNW → 1 + 10 - 1 → 10 như trong bảng.

Bốn ký tự cuối cùng bao gồm tất cả các thanh hẹp và ba khoảng trống rộng. Có thể có bốn vị trí cho một thanh hẹp duy nhất.

bảng ký tự của code 39 vinpos

>>> Tìm hiểu thêm:

Mã số mã vạch các nước và Những điều cần thiết phải biết

Các loại code 39

Hiện nay, Code 39 xuất hiện với 2 loại chính đó là: Code 39 mod 43 và Full ASCII Code 39. Cụ thể:

   - Code 39 mod 43

Khi được sử dụng với số kiểm tra mô-đun 43 tùy chọn, code 93 sẽ được gọi là Code 39 mod 43. Lưu ý khi sử dụng loại mã này cần phải bật tính năng tương ứng trên máy quét mã vạch để thiết bị giải mã được thông tin mã hóa bên trong.

Cách thực hiện tính toán ký tự tổng kiểm tra như sau:

Lấy giá trị (0 đến 42) của mỗi ký tự trong mã vạch không bao gồm mã bắt đầu và mã dừng.

Tính tổng các giá trị.

+ Chia kết quả cho 43.

Phần còn lại là giá trị của ký tự tổng kiểm tra sẽ được thêm vào.

   - Full ASCII Code 39 

Mã 39 được giới hạn trong 43 ký tự. Trong Full ASCII Code 39, bao gồm các ký hiệu số 0-9, ký hiệu chữ A-Z, ký hiệu đặc biệt “.”, “-” và dấu cách giống như các biểu diễn của chúng trong Code 39. Các chữ thường, các ký tự dấu câu bổ sung và các ký tự điều khiển được biểu thị bằng chuỗi hai ký tự của code 39.

Full ASCII Code 39 vinpos

Full ASCII Code 39 vinpos

Tạo mã code 39

Với công nghệ phát triển, để tạo ra được mã code 39 không còn quá khó khăn với người dùng. Hiện nay, việc thiết kế tem nhãn đã được tối ưu hóa đơn giản hơn bao giờ hết, người sử dụng có thể dễ dàng tự tạo cho mình một mã vạch code 39 vừa đơn giản vừa nhanh chóng và cừu đảm bảo được độ chính xác thông qua 3 phần mềm sau, đó là:

- Tạo mã vạch code 39 online.

Tạo mã vạch bằng excel.

Tạo mã vạch bằng phần mềm thiết kế tem nhãn.

Chi tiết hơn về từng cách tạo mã vạch thì hãy xem ngay bài chia sẻ này: Cách tạo mã vạch sản phẩm có thể bạn cần biết!

Đọc mã code 39 bằng máy quét mã vạch

Để có thể vừa giải mã nhanh và vừa tiết kiệm chi phí đầu tư thì phần lớn người dùng đều lựa chọn máy quét mã vạch. Phần lớn các thiết bị quét mã vạch hiện nay đều có thể đọc nhanh các mã vạch code 39. Tuy nhiên ở một số máy không được kích hoạt sẵn cho chế độ tự động nhận diện mã code 39 mà trong quá trình sử dụng bạn phải kích hoạt chức năng theo như sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua chi tiết những thông tin về mã 39 (code 39). Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình lựa chọn mã vạch phù hợp cho ứng dụng  và sử dụng chúng hiệu quả hơn.

Với nhu cầu đầu tư máy quét mã vạch chính hãng nói riêng và thiết bị mã vạch nói chung hoặc cần tư vấn cụ thể về giải pháp mã số mã vạch, đừng ngần ngại gì mà hãy liên hệ cùng Vinpos qua Hotline 0906 645 569 để nhận tư vấn trực tiếp từ nhân viên. 

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

MÁY QUÉT MÃ VẠCH KIỂM KHO HỖ TRỢ QUẢN LÝ, KIỂM KÊ RA SAO?
MÁY QUÉT MÃ VẠCH KIỂM KHO HỖ TRỢ QUẢN LÝ, KIỂM KÊ RA SAO?

3327 Lượt xem

Để công tác quản lý, kiểm kê kho hàng được diễn ra hiệu quả thì ngoài việc sử dụng máy kiểm kho chuyên dụng thì hiện nay, người dùng lại có xu hướng sử dụng đến những chiếc máy quét mã vạch kiểm kho để thay thế, đặc biệt là với những kho hàng hóa không có quy mô quá lớn cũng như ngân sách đầu tư cho thiết bị của người dùng có phần hạn chế.  Vậy để biết ở thiết bị này hỗ trợ như thế nào trong việc quản lý cũng như khi nào thì nên ứng dụng máy quét kiểm kho thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
KẾT NỐI MÁY QUÉT BLUETOOTH ZEBRA LI4278 TRÊN ANDROID, IOS
KẾT NỐI MÁY QUÉT BLUETOOTH ZEBRA LI4278 TRÊN ANDROID, IOS

4588 Lượt xem

Là chiếc máy quét mã vạch không dây 1D hiện đại nên Zebra Li4278 có thể thực hiện kết nối nhanh chóng, hiệu quả với các thiết bị máy chủ thuộc nhiều hệ điều hành khác nhau như Android, IOS và với các thiết bị Windows 8.  Vậy bạn đã biết cách kết nối Zebra Li4278 với từng hệ điều hành này chưa? Nếu chưa thì ở bài viết hôm nay, Vinpos sẽ chia sẻ đến bạn các cách kết nối máy quét cụ thể, chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé!  
Phân loại máy in mã vạch: nên sử dụng loại nào?
Phân loại máy in mã vạch: nên sử dụng loại nào?

194 Lượt xem

Máy in mã vạch được thiết kế với nhiều phân loại khác nhau, điển hình:
MÁY QUÉT ĐỌC MÃ VẠCH THÊM, XÓA BỚT KÝ TỰ
MÁY QUÉT ĐỌC MÃ VẠCH THÊM, XÓA BỚT KÝ TỰ

2912 Lượt xem

Chức năng của máy quét mã vạch chính là giải mã toàn bộ các dữ liệu được mã hóa bên trong mã vạch rồi truyền về máy chủ được kết nối. Bên cạnh chức năng truyền về máy chủ toàn bộ dữ liệu bên trong mã vạch đã được giải mã thì nhiều dòng máy quét hiện nay còn đem đến người dùng chức năng tự động thêm hoặc xóa bớt ký tự trong dãy dữ liệu, rồi sau đó mới cập nhật lên máy chủ. Và để rõ hơn về tính năng này thì hãy cùng Vinpos tìm hiểu về máy quét đọc mã vạch thêm, xóa bớt ký tự qua bài viết sau nhé!
DÒNG SÚNG BẮN MÃ VẠCH NÀO CÓ KHẢ NĂNG BỀN CHẮC, HIỆU QUẢ CAO?
DÒNG SÚNG BẮN MÃ VẠCH NÀO CÓ KHẢ NĂNG BỀN CHẮC, HIỆU QUẢ CAO?

199 Lượt xem

Theo bạn thì dòng súng bắn mã vạch nào có khả năng bền chắc và đem lại hiệu quả giải mã cao, phù hợp cho lĩnh vực công nghiệp, sản xuất nhất hiện nay? Đương nhiên đó chính là dòng máy quét mã vạch công nghiệp đang làm mưa làm gió trên thị trường. Vậy ở dòng máy này có những đặc điểm gì nổi bật và đâu là top nhưng máy quét mà bạn nên đầu tư? Hãy theo dõi bài viết này, mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp rõ ràng.  
Máy in mã vạch 2 tem: Top model tốt, cách chọn mua
Máy in mã vạch 2 tem: Top model tốt, cách chọn mua

149 Lượt xem

Bạn đang tìm cách tăng tốc độ dán nhãn và tiết kiệm chi phí? Máy in mã vạch 2 tem chính là giải pháp đột phá giúp bạn nhân đôi hiệu suất, tối ưu vật tư và nâng cao tính chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ khám phá tất tần tật về máy in 2 tem: từ lợi ích, các mẫu máy tốt nhất, cách chọn mua và giải đáp mọi thắc mắc để bạn tự tin đầu tư và sử dụng hiệu quả.
Khắc phục máy in mã vạch báo đèn đỏ đơn giản, hiệu quả
Khắc phục máy in mã vạch báo đèn đỏ đơn giản, hiệu quả

710 Lượt xem

Bạn đang đau đầu vì chiếc máy in mã vạch báo đèn đỏ liên tục, làm gián đoạn quy trình in ấn tem nhãn? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các bước khắc phục lỗi máy in mã vạch báo đèn đỏ một cách đơn giản và hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường!
NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH BLUETOOTH KHÔNG DÂY BLUETOOTH HAY WIFI?
NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH BLUETOOTH KHÔNG DÂY BLUETOOTH HAY WIFI?

968 Lượt xem

Đi đôi với sự phát triển của công nghệ ngày nay, nhà sản xuất đang dần cho ra mắt những sản phẩm hiện đại đem lại sự tiện lợi cao cho khách hàng, tiêu biểu nhất đó chính là dòng máy quét mã vạch không dây - Thiết bị quét mã được sử dụng công nghệ kết nối không dây thông qua sóng vô tuyến Bluetooth và Wifi. Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn hiệu quả giữa máy quét mã vạch không dây bluetooth và máy quét mã vạch không dây wifi? Xem ngay bài viết để có câu trả lời cho chính mình nhé!