MÃ VẠCH UPC (UNIVERSAL PRODUCT CODE) LÀ GÌ? ĐIỀU CẦN BIẾT

Nếu đã từng tìm hiểu về mã vạch thì chắc hẳn bạn đã từng nghe đến UPC code. UPC được biết đến là một dạng mã vạch được sử dụng phổ biến ở lĩnh vực bán lẻ trên toàn thế giới hiện nay. Vậy chi tiết hơn thì mã vạch UPC là gì? Để có câu trả lời cho câu hỏi này thì Vinpos sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin mà bạn cần biết về mã UPC. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Mã vạch UPC (Universal Product Code) là gì?

UPC viết tắt của cụm từ Universal Product Code, tên tiếng việt thường gọi là Mã sản phẩm chung. Đây là loại mã có một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh gồm 12 số. Trong đó có một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và một số kiểm tra ở cuối. Mã vạch UPC thường được sử dụng cho các mặt hàng kinh doanh thương mại và chúng được ứng dụng rộng rãi tại Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand, châu  u và các nước khác. Chúng được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX và cho đến nay vẫn rất được ưa chuộng ứng dụng.

Và tương tự với mã EAN, công dụng của UPC chủ yếu cho các sản phẩm sản xuất với mục đích tiêu dùng, buôn bán lẻ, hỗ trợ quản lý.

Điểm chú ý là ở mã vạch UPC chỉ có chuỗi 12 chữ số và không hề có bất kỳ chữ cái, ký tự hoặc nội dung nào khác xuất hiện trên mã vạch. Không giống với Code 39 vừa có ký tự chữ, số và cả những ký hiệu đặc biệt.

mã upc vinpos

UPC

>>> Xem thêm: Code 39.

Các loại mã UPC 

Hiện nay trên thị trường, UPC code được phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E . Để cụ thể hơn thì sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về những phiên bản này, đó là:

   - Mã UPC-A

UPC-A (hay EAN.UCC-12) là dạng mã vạch có 12 chữ số, mã này được thể hiện trực quan thông qua các dải thanh và khoảng trắng đã mã hóa. Mỗi chữ số được thể hiện bằng một mẫu duy nhất gồm 2 thanh và 2 dấu cách. Các thanh và không gian có chiều rộng thay đổi (nhưng tổng độ rộng không đổi) xen kẽ nhau.

Ví dụ: các thanh của bạn có thể rộng 1, 2, 3 hoặc 4 mô-đun. Nhưng tổng chiều rộng cho một chữ số luôn là 7 mô-đun; do đó, số 12 chữ số UPC-A yêu cầu tổng cộng 7 × 12 = 84 mô-đun. (Luôn là số cố định)

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mã vạch UPC-A trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí,..

Loại mã vạch này đến nay vẫn còn được ứng dụng nhiều tại Bắc Mỹ và Canada.

Thành phần của mã UPC-A bao gồm:

- Số hệ thống với giá trị trong khoảng từ 0 - 9. Có thể đối chiếu theo bảng sau:

Số hệ thống Ý nghĩa
0, 7 Mã UPC-A thông thường
1, 6, 8, 9 Dự trữ
2 Dùng cho các mặt hàng, sản phẩm bán theo trọng lượng
3 Dùng cho các mặt hàng y tế, dược phẩm
4 Không hạn chế về định dạng, sử dụng nội bộ cho các mặt hàng phi lương thực (thực phẩm)
5

Vé, phiếu

 

- Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999 do hội đồng UCC cấp. Tuy nhiên hệ nay UCC đã sử dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số, tên gọi đầy đủ của nó là "mã nhà sản xuất độ dài biến đổi" (tiếng Anh: variable-length manufacturer code). Vì vậy khiến mã sản phẩm sẽ bị hạn chế hơn.

- Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999 nhưng với việc áp dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số đã khiến mã sản phẩm bị hạn chế. Trường hợp doanh nghiệp có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau thì có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất.

- Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A.

>>> Xem thêm: EAN code (mã vạch EAN)

   - Mã UPC-E 

Song song với sự phát triển của UPC-A thì mã vạch UPC-E cũng được ứng dụng rộng rãi không kém. UPC-E được ra đời dựa trên mã UPC-A bằng cách loại bỏ những số 0 không cần thiết. Có lẽ cùng vì thế mà hình dáng bên ngoài của mã UPC-E trông có vẻ “gọn gàng” hơn UPC-A. 

Khi so sánh trên cùng một mật độ in ấn thì UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa UPC-A mà thôi. Vậy nên loại mã vạch này được đánh giá là phù hợp để in ấn, sử dụng trên các bao bì, gói hàng hóa, sản phẩm có kích thước nhỏ khi không thể sử dụng được mã vạch UPC-A.

Cách chuyển UPC-A thành UPC-E:

Không phải tất cả mã UPC-A đều có thể chuyển sang UPC-E mà chỉ có một số chuỗi nhất định và chuyển đổi theo quy tắc như sau:

- Nếu mã nhà sản xuất (gồm 5 số) kết thúc với chuỗi "000", "100" hay "200" thì chuỗi số UPC-E sẽ được tạo thành theo công thức sau: 2 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + 3 số cuối của mã sản phẩm được thay vào vị trí của chuỗi bị loại bỏ + số thứ ba trong mã nhà sản xuất. Điều kiện: Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00999.

- Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "00", nhưng không thuộc trường hợp 1, thì chuỗi số của UPC-E sẽ tạo thành theo nguyên tắc: 3 chữ số đầu của mã nhà sản xuất + hai chữ số cuối của mã sản phẩm + số thứ 3 trong mã nhà sản xuất. Điều kiện: Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00099.

- Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "0", không có trong trường hợp 1 và 2, lúc này chuỗi số của UPC-E sẽ là:  4 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + chữ số cuối của mã sản phẩm + số thứ 4 trong mã nhà sản xuất. Điều kiện: Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00009.

- Nếu mã nhà sản xuất không có số 0 nào, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm toàn bộ 5 chữ số của mã nhà sản xuất + số cuối cùng của mã sản phẩm. Điều kiện: Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng từ 00005 đến 00009.

Sau khi thực hiện xong việc chuyển đổi mã UPC-A thành mã UPC-E gồm 6 số, người ta bổ sung vào trước chuỗi này số hệ thống (0 hoặc 1) và vào sau chuỗi này số kiểm tra đã tính từ trước của UPC-A.

Ví dụ minh họa:

Trường hợp 1: UPC-A: 12000-00456 => UPC-E: 124560

Trường hợp 2: UPC-A: 12300-00045 => UPC-E: 123453

Trường hợp 3: UPC-A: 12340-00005 => UPC-E: 123454

Trường hợp 4: UPC-A: 12345-00005 => UPC-E: 123455

mã UPC- A và upc -E vinpos

UPC - A và UPC - E

Quy tắc in ấn đối với mã vạch UPC-E:

Với mã vạch UPC-E bạn sẽ thấy các vạch bảo vệ ở 2 đầu sẽ được in dài hơn các vạch của những số được mã hóa bên trong.

Số hệ thống được in ở góc dưới bên trái của mã vạch, nằm trước các thanh bảo vệ bên trái.

Số kiểm tra nằm tại góc dưới bên phải của mã vạch, sau các thanh bảo vệ bên phải.

Những mã số bên dưới mã vạch này hỗ trợ cho người dùng có thể nhập liệu bằng tay nếu chẳng may mã vạch bị hư hỏng khiến máy đọc mã vạch không quét được.

   - Các mã UPC khác (bao gồm UPC-B, UPC-C, UPC-D, UPC-5, UPC-2)

+ UPC-B: là phiên bản 12 chữ số của UPC. Mã UPC-B không có chữ số kiểm tra, được phát triển cho Bộ luật quốc gia về thuốc (NDC) và Mã vật phẩm liên quan đến sức khỏe quốc gia. Nó có 11 chữ số cộng với 1 chữ số đại diện cho mã sản phẩm. Với mã này thì không được sử dụng phổ biến.

+ UPC-C: gồm có 12 chữ số với mã sản phẩm và chữ số kiểm tra; hiện nay loại mã này rất ít được sử dụng.

+ UPC-D: thuộc loại mã có độ dài thay đổi, 12 chữ số trở lên. Với chữ số thứ 12 là chữ số kiểm tra. Không được sử dụng phổ biến.

+ UPC-2: phần bổ sung gồm 2 chữ số cho UPC được sử dụng để chỉ ra phiên bản của một tạp chí hoặc định kỳ.

+ UPC-5: phần bổ sung gồm 5 chữ số cho UPC được sử dụng để biểu thị giá bán lẻ đề xuất cho sách.

Và hiện nay thì loại mã vạch UPC được sử dụng nhiều và phổ biến nhất đó chính là mã UPC-A.

Cấu tạo của mã UPC 

Cấu tạo của mã UPC thông thường bao gồm 2 phần, đó là:

- Phần mã vạch: là các sọc thẳng đen có độ dày không đồng nhất và đặt song song nhau bởi các khoảng trắng không đều, được sắp xếp theo quy tắc mã hóa nhất định. Với phần này đối với mắt thường không thể nào nhận định được mà phải cần đến thiết bị giải mã, đó chính là máy quét mã vạch.

- Phần ký tự số: đây là phần mã số bên dưới mã vạch gồm 12 số, không có thêm bất kỳ số hay ký tự nào khác. Mắt thường của bạn có thể thấy được.

>>> Khám phá thêm: Máy quét mã vạch giá rẻ, chính hãng tại Vinpos

Đặc trưng của mã UPC 

Một mã UPC được cấu tạo gồm 3 phần chính đó là: mã nhà sản xuất, mã sản phẩm, số kiểm tra.

- Mã nhà sản xuất: 5 số đầu tiên từ 00000 đến 99999. Mã sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty có mặt hàng muốn sử dụng mã UPC. Hiện nay mã nhà sản xuất có thể dài hơn 5 số.

- Mã sản phẩm: Cũng gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Trường hợp mã nhà sản xuất  dài hơn 5 số khiến mã sản phẩm bị giới hạn và doanh nghiệp sử dụng không đủ thì doanh nghiệp có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.

- Số kiểm tra: nằm ở vị trí cuối cùng. Để có được con số này bạn phải thực hiện việc tính toán. Và sau đây sẽ là quy tắt tính số kiểm tra mã UPC, đó là:

Lưu ý: Cần phải bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A để có được mã hoàn chỉnh.

Quy tắc tính số kiểm tra mã UPC

Mã UPC được tính theo quy tắc sau:

- Tính tổng của các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11). Lấy tổng vừa tính này nhân với 3 được một số A.

- Tiếp đến là tính tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8,10) được một số B.

- Cộng A với B lại với nhau và xét tính chia hết cho 10. Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0. Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù (10 - số dư) làm số kiểm tra.

Ví dụ:

Có mã vạch UPC-A là "03600056943x" trong đó x là số kiểm tra cần tính.

Bước 1: A = (0+6+0+5+9+3)x3 = 69

Bước 2: B = (3+0+0+6+4) =13

Bước 3: A+B = 69+13 = 82 

Sau đó chia 10 thì sẽ dư cho 2 nên lấy (10 - 2) = 8. Vì thế số kiểm tra sẽ là 8.

Mã UPC-A hoàn chỉnh: 036000569438.

Cách tạo mã vạch UPC

Cách tạo mã vạch đơn giản nhất hiện nay mà hầu hết các người dùng đều dùng đến chính là tạo mã vạch thông qua các phần mềm cho thiết kế tem nhãn mã vạch. Với những phần mềm này sẽ đem lại cho người dùng sự đơn giản, nhanh chóng trong việc tạo mã vạch.

Để có thể hiểu rõ hơn về các cách tạo mã vạch tiêu biểu hiện nay thì bạn có thể xem qua bài viết này để có thêm những thông tin về các phần mềm cũng các bước làm cụ thể:  Cách tạo mã vạch sản phẩm có thể bạn cần biết!

Ngoài ra để sản phẩm, hàng hóa được lưu thông trên thị trường, đi vào các kênh phân phối lớn như siêu thị hay trung tâm thương mại, xuất khẩu sang nước ngoài thì doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký mã số mã vạch.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ tường tận đến bạn những thông tin cơ bản nhất về mã vạch UPC. Với những vấn đề cần được giải đáp hoặc bạn muốn tìm một nơi phân phối các thiết bị mã vạch chính hãng với giá đầu tư rẻ thì hãy liên nhanh qua Hotline 0906 645 569 để Vinpos có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng, kịp thời nhất

>>> Xem thêm về các loại mã vạch khác: Mã vạch là gì? Các loại mã vạch thông dụng bạn cần biết!

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH BLUETOOTH KHÔNG DÂY BLUETOOTH HAY WIFI?
NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH BLUETOOTH KHÔNG DÂY BLUETOOTH HAY WIFI?

882 Lượt xem

Đi đôi với sự phát triển của công nghệ ngày nay, nhà sản xuất đang dần cho ra mắt những sản phẩm hiện đại đem lại sự tiện lợi cao cho khách hàng, tiêu biểu nhất đó chính là dòng máy quét mã vạch không dây - Thiết bị quét mã được sử dụng công nghệ kết nối không dây thông qua sóng vô tuyến Bluetooth và Wifi. Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn hiệu quả giữa máy quét mã vạch không dây bluetooth và máy quét mã vạch không dây wifi? Xem ngay bài viết để có câu trả lời cho chính mình nhé!
MÁY IN TEM GIÁ TIỀN MÃ VẠCH SẢN PHẨM TỐT CHO CỬA HÀNG BÁN LẺ
MÁY IN TEM GIÁ TIỀN MÃ VẠCH SẢN PHẨM TỐT CHO CỬA HÀNG BÁN LẺ

291 Lượt xem

Một trong những cách thức giúp việc thanh toán, việc quản lý tại các cửa hàng bán lẻ được tối ưu hóa, trở nên hiệu quả hơn, hiện đại hơn và được phần lớn người quản lý đánh giá cao ngày này đó chính là sử dụng bộ đôi bao gồm máy in tem giá tiền mã vạch và tem giá tiền mã vạch. Và để bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ đôi kết hợp này, tại bài viết hôm nay, Vinpos sẽ chia sẻ đầy đủ những thông tin cần thiết nhất về tem cũng như về máy in giá tiền mã vạch sản phẩm nên đừng bỏ qua nhé!
QUẢN LÝ VẬT TƯ Y TẾ BẰNG CHUẨN HÓA TEM NHÃN MÃ VẠCH
QUẢN LÝ VẬT TƯ Y TẾ BẰNG CHUẨN HÓA TEM NHÃN MÃ VẠCH

1286 Lượt xem

Quản lý vật tư y tế bằng chuẩn hóa mã vạch là một trong những phương pháp quản lý mà hầu hết các nhà quản trị đều lựa chọn để ứng dụng tại các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám hiện nay. Việc sử dụng tem nhãn mã vạch liệu có đem lại cho người quản lý sự hiệu quả cũng như sự chính xác tuyệt đối hay không? Và đâu là những nội dung cần có trên một tem nhãn sau khi chuẩn hóa? Mọi thắc mắc đều sẽ được giải quyết tại ngay bài chia sẻ hôm nay, bạn đừng bỏ lỡ nhé!
CÁCH KHẮC PHỤC KÉT ĐỰNG TIỀN THU NGÂN BỊ KẸT NHANH CHÓNG
CÁCH KHẮC PHỤC KÉT ĐỰNG TIỀN THU NGÂN BỊ KẸT NHANH CHÓNG

12147 Lượt xem

Bạn sẽ làm gì khi gặp phải trường hợp két tiền thu ngân bị kẹt khi đang trong quá trình sử dụng? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng kẹt như lỗi của hệ thống, cách cài đặt sai, người dùng sử dụng không đúng cách,...Để cụ thể hơn, Vinpos sẽ tổng hợp đến bạn các cách khắc phục két tiền thu ngân bị kẹt một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi để thu thập thêm kinh nghiệm cho bản thân mình nhé!
TEM NHÃN PHỤ TIẾNG ANH LÀ GÌ? CÁCH IN ẤN HIỆU QUẢ
TEM NHÃN PHỤ TIẾNG ANH LÀ GÌ? CÁCH IN ẤN HIỆU QUẢ

5286 Lượt xem

Tem nhãn phụ là tem nhãn được dùng để thể hiện những nội dung, thông tin bắt buộc, cần thiết đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam trước khi được lưu thông trên thị trường. Vậy tem nhãn phụ tiếng anh là gì? Bạn hiểu gì về tem nhãn này? Loại tem này có khác gì với tem nhãn phụ bình thường không? Và đâu sẽ là cách tạo nên những tem phụ tiếng anh hiệu quả hiện nay? Mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được tư vấn cụ thể thông qua bài chia sẻ sau, xem ngay nhé!
CÁCH SET ENTER XUỐNG DÒNG, TAB, DEFAULT MÁY QUÉT HONEYWELL
CÁCH SET ENTER XUỐNG DÒNG, TAB, DEFAULT MÁY QUÉT HONEYWELL

19180 Lượt xem

Ở máy quét Honeywell, ngoài chế độ mặc định khi quét mã những dữ liệu sẽ cập nhật liên tục, liên tiếp mà không xuống dòng thì ở dòng thiết bị này còn có những cài đặt khác như cài đặt xuống dòng set enter, set tab và cài đặt default. Vậy bạn biết gì về những cách cài đặt này? Để hiểu hơn về cách set enter cho máy quét mã vạch Honeywell cũng như cách set tab, default thì hãy theo dõi ngay bài chia sẻ này nhé!
NGÂN SÁCH HẠN CHẾ NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH TÍNH TIỀN NÀO?
NGÂN SÁCH HẠN CHẾ NÊN CHỌN MÁY QUÉT MÃ VẠCH TÍNH TIỀN NÀO?

138 Lượt xem

Máy quét mã vạch tính tiền - Thiết bị hỗ trợ đặc biệt được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở hầu hết tất cả các cửa hàng, siêu thị hiện nay. Được cho ra mắt với đa dạng mẫu mã, thiết bị này đem lại cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn về nhu cầu sử dụng cũng như chi phí đầu tư. Vậy với ngân sách đầu tư hạn chế thì đâu sẽ là chiếc máy đọc mã vạch tính tiền mà mọi cửa hàng đều có thể trang bị được? Xem ngay bài chia sẻ để có câu trả lời nhé!
TEM DÁN HÀNG DỄ VỠ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM
TEM DÁN HÀNG DỄ VỠ VÀ CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM

2417 Lượt xem

Hiện nay, để giúp đơn vị vận chuyển có thể nhận biết đó là hàng dễ vỡ thì thông thường trước khi cho đi lưu thông, người quản lý sẽ dán trực tiếp trên thùng hàng những tem dán hàng dễ vỡ chuyên dụng để thay cho cách viết thủ công thông thường. Vậy tem hàng dễ vỡ là gì? Để cụ thể hơn về tem dán này cùng cách ứng dụng hiệu quả, tiết kiệm thì hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài chia sẻ sau đây nhé!