SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÃ VẠCH 1D VÀ 2D

Không khó để nhận thấy được sự ứng dụng rộng rãi của mã vạch ngày nay. Mã vạch được xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực, ngành nghề để hỗ trợ chủ yếu cho công tác định danh, quản lý, theo dõi hàng hóa, sản phẩm và được áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới. Hiện nay, có 2 dạng mã vạch được dùng phổ biến, đó chính là mã vạch 1D và mã vạch 2D. Vậy 2 loại mã vạch này có điểm gì khác nhau mà lại có sự phân chia như thế? Xem ngay bài chia sẻ để nhận được ngay câu trả lời thỏa đáng nhất.

Mã vạch 1D

Mã vạch 1D hay còn được gọi là mã vạch tuyến tính, đây là loại mã vạch “1 chiều” bởi vì tất cả các dữ liệu khi ở mã vạch 1D đều được mã hóa theo chiều rộng ngang. Mã vạch 1D được tạo thành từ những đường thẳng màu đen đặt song song nhau và cách nhau với một khoảng rộng có tiêu chuẩn. Thông thường thì ở bên dưới những đường thẳng song song này có đính kèm theo các chữ số. 

Mã vạch 1D này chỉ chứa được vài chục ký tự và nếu người dùng muốn tăng nội dung dữ liệu lên thì chỉ có cách là tăng bề rộng của mã vạch 1D, điều này sẽ khiến cho việc ghi nhận mã vạch của các thiết bị quét mã trở nên khó khăn hơn, . Do đó, người dùng thường giới hạn mã vạch của họ ở tầm 8-15 ký tự.

Đây là loại mã vạch được sử dụng thông dụng nhất hiện hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Thông dụng nhất là lĩnh vực bán lẻ.

Và một số mã vạch 1D được ưa chuộng hiện nay đó là UPC, EAN, Code 39, Code 128,...

Mã vạch 1D vinpos

Mã vạch 1D

Mã vạch 2D

Tương tự đó thì mã vạch 2D là dạng mã vạch “2 chiều”, mã vạch này còn được ví như một ma trận dữ liệu vì nó được cấu tạo từ những ký tự hình học bao gồm các ô vuông lớn nhỏ đan xen với nhau tạo thành hình ảnh không gian nhất định. Vì dữ liệu được mã hóa và sắp xếp được ở 2 chiều ngang, dọc nên ở mã vạch 2D có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn so với mã 1D lên đến 2000 ký tự, tuy nhiên về vẻ bề ngoài nó không hề có sự đổi nào về mặt kích thước.

Mã vạch 2D này thường được ứng dụng để liên kết tới các website, các URL,... hoặc theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, thanh toán trực tuyến, khai báo y tế,...

Những mã vạch 2D thường sử dụng phổ biến hiện nay đó là mã QR code, ngoài ra còn có những mã vạch khác như Datamatrix, PDF417,..

Mã vạch 2D vinpos

Mã vạch 2D

>>> Để được nhận tư vấn nhanh chóng thì hãy gọi đến Hotline 0906 645 569 để nhận hỗ trợ từ nhân viên.

So sánh điểm khác biệt chính giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D

Để có thể nắm bắt nhanh chóng và hiệu quả hơn thì sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt gọn lại những điểm khác nhau chính giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D mà bạn cần biết, đó là:

Mã vạch 1D

Mã vạch 2D

Số lượng dữ liệu lưu trữ

8 - 15 ký tự

Hơn 2000 ký tự
Hình dạng Hình chữ nhật Hình vuông là chính
Đọc dữ liệu Theo chiều ngang Theo 2 chiều đó là chiều ngang và chiều dọc
Vị trí quét Phải thẳng đứng và song song với mã vạch Ở mọi vị trí, bạn đều có thể quét nhanh các mã vạch 2D này
Ứng dụng phổ biến Ở các lĩnh vực bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, hậu cần,... Tiếp thị, quảng cáo, thanh toán điện tử, y tế, viễn thông, kỹ thuật,..

Phân biệt máy quét mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D

Máy quét mã vạch được biết đến là công cụ hỗ trợ người dùng trong việc giải mã các dữ liệu thông tin được mã hóa ở bên trong các mã vạch và ghi nhận nhanh các dữ liệu đó và gửi ngay tức thì vào các thiết bị máy chủ, để người sử dụng có thể quản lý thông tin hàng hóa tốt hơn.

Dựa theo hình thức giải mã thì hiện nay có 2 dòng máy chính đó là máy quét mã vạch 1D và máy quét mã vạch 2D. Và sau đây sẽ là những thông tin tiêu biểu về 2 dòng máy này, đó là:

Máy quét mã vạch 1D:

- Máy quét mã vạch 1D là thiết bị chuyên dụng được dùng để hỗ trợ giải mã nhanh các mã vạch 1D hiện nay. 

- Xét về công nghệ thì ở dòng máy quét 1D này được chia làm 2 dạng chính đó là công nghệ tia laser và công nghệ tia CCD.

+ Công nghệ tia laser: là tia sáng rất mảnh và song song với mặt kính có khả năng quét nhanh, nhạy chính xác với 0,2s cho một mã vạch. Ngoài ra, tia laser còn quét được ở khoảng cách xa tới 30cm.

+ Công nghệ tia CCD: Tia sáng phát ra có độ dày tầm 1cm và ngắn. Và khoảng cách lý tưởng mà tia CCD có thể giải quyết nhanh các mã vạch là từ 10cm đến 20cm.

>>> Xem thêm: Máy quét mã vạch 1D - Phân loại, công nghệ, khả năng đọc mã vạch

Máy quét mã vạch 2D:

Còn về máy quét mã vạch 2D có sự tiên tiến hơn khi được trang bị cho công nghệ giải mã hiện đại nhất hiện nay chính là công nghệ chụp ảnh Image. Với công nghệ này, thiết bị không chỉ giải mã được các mã vạch 2D mà cả mã vạch 1D cũng được xử lý gọn đẹp. Khi quét, máy quét mã vạch này sẽ phát ra một vùng sáng màu đỏ, bao phủ được hầu hết các loại mã vạch, nhờ đó mà thiết bị mới có khả năng quét được trên mọi góc độ khác nhau mà không phải mất nhiều thời gian cho việc căn chỉnh quá nhiều lần. 

Và khi kết hợp với cấu trúc cảm biến ảnh CMOS, máy quét mã vạch 2D có thể đọc mã vạch trên mọi bề mặt hiển thị có độ chói cao như điện thoại thông minh, máy tính bảng, PC,..

Máy quét mã vạch 1D - Máy quét mã vạch 2D vinpos

Máy quét mã vạch 1D - Máy quét mã vạch 2D

>>> Xem thêm: Bạn đã biết gì về máy quét mã vạch 2D?

Và đây chính là những thông tin cơ bản về mã vạch cũng như máy quét mã vạch 1D và 2D mà chúng tôi muốn đề cập đến. Để được tư vấn cụ thể hơn trong chọn mua máy đọc mã vạch sở hữu công nghệ giải mã phù hợp với nhu cầu ứng dụng, máy xuất xứ chính hãng, giá ưu đãi, hãy liên hệ ngay đến Hotline 0906 645 569 để Vinpos hỗ trợ bạn nhanh chóng hơn.

VINPOS VIỆT NAM - VINPOS.VN
Địa chỉ: Tòa nhà Gia Cát, 316 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline:
0906 645 569
Email: sales@vinpos.vn
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại website: https://vinpos.vn/


Tin tức liên quan

HƯỚNG DẪN CÁCH THAY GIẤY MÁY IN BILL HÓA ĐƠN ĐƠN GIẢN NHẤT
HƯỚNG DẪN CÁCH THAY GIẤY MÁY IN BILL HÓA ĐƠN ĐƠN GIẢN NHẤT

4506 Lượt xem

Máy in bill - thiết bị in ấn và tạo ra những hóa đơn bán hàng được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mua bán. Nếu bạn đang ứng dụng thiết bị này và vẫn đang loay hoay, chật vật với những lần thay giấy hoặc lo lắng khi thay giấy cho máy in bill sẽ gặp lỗi không mong muốn thì đừng quá lo lắng mà hãy cùng chúng tôi đến ngay cùng chia sẻ về “Hướng dẫn cách thay giấy cho máy in bill hóa đơn” nhanh chóng, đơn giản, chính xác nhất.
ĐÂU LÀ NHỮNG CHIẾC MÁY IN DECAL XI BẠC BẠN NÊN ĐẦU TƯ?
ĐÂU LÀ NHỮNG CHIẾC MÁY IN DECAL XI BẠC BẠN NÊN ĐẦU TƯ?

105 Lượt xem

Bạn biết gì về sự ứng dụng của máy in decal xi bạc trong cuộc sống hiện nay? Vì thực tế, tem decal xi bạc so với những loại tem nhãn khác như decal giấy, decal PVC,... thì không được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Do thế, để giúp bạn có thêm thông tin về dòng máy in tem này, chúng tôi xin được chia sẻ về một số ứng dụng thực tế về tem xi bạc cũng như một số model máy in decal xi bạc tiêu biểu. Hãy cùng theo dõi nhé!
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH

1953 Lượt xem

Mã số mã vạch được xem là một trong những giải pháp định danh cũng như quản lý sản phẩm hiện đại nhất hiện nay. Và phương pháp này dường như được ứng dụng khá phổ biến ở hầu hết các tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất. Vậy để sử dụng được mã số mã vạch cho hàng hóa thì bạn cần phải chuẩn bị gì? Thủ tục đăng ký mã số mã vạch có quá phức tạp hay không? Mất thời gian bao lâu để có được kết quả đăng ký? Câu trả lời sẽ được thể hiện đầy đủ, rõ ràng ở bài viết sau đây.
CODE 93 LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÃ VẠCH NÀY!
CODE 93 LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÃ VẠCH NÀY!

1975 Lượt xem

Song song với sự phát triển của các mã vạch như EAN, UPC, Code 39 thì Code 93 cũng là một dạng mã vạch nhận được khá nhiều sự ưa chuộng từ các lĩnh vực chuyên dụng như lĩnh vực quân sự và ô tô, cũng như của Bưu điện Canada,... Và để hiểu rõ hơn về mã code 93 cũng như những ưu - nhược điểm của mã vạch này thì bạn không nên bỏ qua bài chia sẻ hôm nay!
SO SÁNH RIBBON MỰC IN MÃ VẠCH WAX, WAX RESIN, RESIN
SO SÁNH RIBBON MỰC IN MÃ VẠCH WAX, WAX RESIN, RESIN

3412 Lượt xem

Trên thị trường hiện nay, có 3 dòng mực in mã vạch tương thích với hầu hết các dòng máy in mã vạch đó là mực in Wax, mực in Wax - Resin, mực in Resin. Và đây cũng chính là 3 dòng ribbon mực được người dùng đưa vào ứng dụng khá là phổ biến ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Và ở bài viết hôm nay, Vinpos sẽ so sánh và chia sẻ đến bạn những ưu - nhược điểm cũng như sự ứng dụng của 3 dòng mực in này. Hãy theo dõi để cập nhật thông tin một cách nhanh nhất nhé!
Máy in mã vạch thư viện: Tiêu chí, nên mua mẫu nào?
Máy in mã vạch thư viện: Tiêu chí, nên mua mẫu nào?

129 Lượt xem

Máy in mã vạch cho thư viện là một thiết bị chuyên dụng dùng để in tem nhãn mã vạch dán lên sách, tài liệu. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc tự động hóa quy trình quản lý, giúp thư viện nâng cao hiệu quả hoạt động và dịch vụ. Bài viết sẽ phân tích sâu các lý do vì sao thư viện nên đầu tư vào máy in mã vạch, các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn, gợi ý những dòng máy in phù hợp và giải đáp các câu hỏi thường gặp, nhằm giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng máy in mã vạch cơ bản, đơn giản
Hướng dẫn cách sử dụng máy in mã vạch cơ bản, đơn giản

1335 Lượt xem

Để khởi đầu quá trình in ấn mã vạch, việc chuẩn bị kỹ lưỡng các thành phần cần thiết là bước tiên quyết, đảm bảo quá trình vận hành diễn ra thông suốt và hiệu quả. Các thành phần này bao gồm máy in mã vạch, nhãn in với đa dạng chất liệu và kích thước, ribbon mực cho máy in truyền nhiệt, phần mềm thiết kế chuyên dụng, cáp kết nối và nguồn điện ổn định.
Hướng dẫn cách xem thông số kỹ thuật của máy in mã vạch
Hướng dẫn cách xem thông số kỹ thuật của máy in mã vạch

931 Lượt xem

Việc đọc hiểu thông số kỹ thuật của máy in mã vạch chính xác là chìa khóa để lựa chọn thiết bị phù hợp và tối ưu hóa hiệu quả công việc. Có 5 thông số máy in mã vạch cơ bản mà bạn cần biết gồm công nghệ in, độ phân giải, tốc độ in, khổ giấy in và bộ nhớ.